ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các bệnh thường gặp ở trẻ mùa tựu trường

Các bệnh thường gặp ở trẻ mùa tựu trường

Nguyên nhân khiến trẻ thường dễ mắc bệnh mùa tựu trường là do trẻ đi học sẽ giao lưu, tiếp xúc nhiều với các bạn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Ngoài ra, mùa này thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển. 

Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt, với môi trường đông đúc, có máy lạnh sẽ khiến mầm bệnh lây lan nhanh. Nếu trẻ có một số thói quen như mút tay, cắn móng tay, bốc thức ăn, ngoáy mũi…thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng nhiều hơn nữa. 

Các bệnh lý thường gặp:

Cảm Cúm 

Trẻ sẽ có các triệu chứng giống bệnh cảm như sốt cao, ho, đau họng, nhức đầu, đau cơ và đau cơ. Bệnh dễ bị nặng ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Tiêm ngừa cúm mỗi năm cách hiệu quả để phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm.

Bệnh đường tiêu hóa

Nếu bé thường chơi dơ mà không có thói quen rửa tay thì sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen ăn quà vặt ngoài cổng trường cũng dễ làm trẻ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

Viêm mũi họng
Thời tiết thay đổi là yếu tố làm các siêu vi, vi khuẩn đường hô hấp tăng cao nên trẻ dễ bị các bệnh lý hô hấp như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…Ngoài ra Covid cũng dễ tăng trở lại khi trẻ quay lại trường.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -11 hằng năm. Một số ít trẻ có thể bị biến chứng nặng nếu không được phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng và điều trị kịp thời. 

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, ói nhiều, đau bụng, chảy máu mũi, chảy máu răng, ói có máu, chấm xuất huyết ở da, tay chân lạnh ẩm…cần đưa trẻ đi khám để được phát hiện và theo dõi các diễn tiến nặng của sốt xuất huyết

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH MÙA TỰU TRƯỜNG: 

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. 
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng phòng dịch cho bé: gel rửa tay khô, khăn giấy che miệng khi ho, bình nước riêng, khẩu trang. 
  • Mùa hè trẻ thường thức khuya, giờ giấc ăn ngủ thất thường. 
  • Cần rèn lại giờ giấc sinh hoạt ổn định, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya dậy sớm để đảm bảo sức khỏe cho năm học mới.
  • Duy trì chế độ vận động, thể dục thể thao. Các vận động thể chất sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Phòng ngừa muỗi đốt ở lớp và tại nhà bằng cách mặc quần áo dài tay, sử dụng xịt đuổi muỗi xuất xứ tự nhiên, an toàn cho trẻ, dọn dẹp các vật chứa nước không dùng tới, diệt lăng quăng, bọ gậy...
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ: chích ngừa là cách hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả, giúp trẻ tránh được các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Vì vây, phụ huynh hãy kiểm tra sổ chích ngừa để không bỏ quên các mũi chích nhắc như cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, thủy đậu, viêm phổi, sởi -quai bị- rubella (MMR)...

Tham khảo các Gói Tiêm Ngừa cho Trẻ 0-6 tháng của CarePlus TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan

Viêm phổi - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Ngày 12/ 11 hàng năm được lựa chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm đến 16% số trẻ em tử vong ở độ tuổi này.

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay
Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Suy dinh dưỡng trẻ em không đơn giản như mọi người lầm tưởng
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

Khám Tư Vấn Từ Xa Cho Trẻ
Khám tư vấn các bệnh bệnh lý thường gặp ở trẻ em, theo dõi tăng trưởng, lịch chủng ngừa, tư vấn kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}