ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cảnh báo 7 dấu hiệu ung thư vú bạn cần phải biết

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ. Bệnh thường rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi các triệu chứng không rõ ràng.

Cảnh báo 7 dấu hiệu ung thư vú bạn cần phải biết

16/01/2018 2:54:52 CH

Ung thư vú là một trong những ung thư phổ biến, gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ. Tuy nhiên thực tế, nam giới vẫn có nguy cơ bị ung thư vú. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú mà mọi người cần chú ý?

1. Ung thư vú – Kẻ giết người thầm lặng

Theo thống kê mới nhất của GLOBOCAN vào năm 2018, Việt Nam có gần 15.000 người mắc ung thư vú (chiếm 9,2% tổng số ca mắc ung thư mới trong năm này). Chưa dừng lại ở đó, cũng trong năm 2018, Việt Nam cũng ghi nhận hơn 6.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, thậm chí lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Tương tự như những ung thư khác, điều nguy hiểm của ung thư vú là bệnh hầu như không có bất kỳ dấu hiệu gì ngay từ giai đoạn đầu. Các dấu hiệu chỉ rõ ràng khi bệnh đã bước vào giai đoạn giữa hoặc cuối.

ung thư vú

Bất kể ai, độ tuổi hay dân tộc nào đều có nguy cơ ung thư vú tiềm ẩn

2. Làm sao để biết bản thân có đang bị ung thư vú hay không? Những dấu hiệu sớm ung thư vú

Để biết mình có bị ung thư vú hay không, bạn có thể tự mình thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản tại nhà. Theo đó, dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư vú là khi sờ quanh vú, bạn sẽ cảm nhận thấy có xuất hiện một khối u bất thường (có thể mềm hoặc tròn cứng, đau hoặc không đau).

Không những thế, một số điểm bất thường khác của ngực cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú mà bạn không nên chủ quan. Cụ thể:

  • Sưng tất cả hoặc một phần của vú (ngay cả khi không cảm thấy khối u).
  • Vết trũng, nhăn trên da (còn được gọi là lúm đồng tiền trên da, đôi khi trông giống như một vỏ cam).
  • Núm vú (nhũ hoa) bị thụt vào trong.
  • Đau vú hoặc núm vú.
  • Núm vú hoặc da vú đỏ, khô, bong hoặc dày.
  • Tiết dịch từ núm vú bất thường.

Lưu ý: Các dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của các vấn đề khác chứ không nhất thiết là ung thư vú.

3. Các phương pháp giúp phát hiện ung thư vú ngay từ sớm tại Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus

Ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ngay từ sớm. Dưới đây là một số phương pháp giúp tầm soát ung thư này tại CarePlus.

Xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền

Bên cạnh sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại, lười vận động, ăn thức ăn nghèo vitamin… di truyền cũng là yếu tố hàng đầu gây ra ung thư này. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, có khoảng 25% các trường hợp mắc ung thư vú di truyền do đột biến gen BRCA1 và BRCA2.

Khi sử dụng các gói xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền tại CarePlus, ngoài biết được “Bản thân có thừa hưởng gen xấu làm tăng nguy cơ mắc ung thư hay không?”, bạn còn khám phá được “Mình có truyền lại gen xấu cho con cái hay không?”. Điều này đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện dấu ấn ung thư ngay từ sớm cho cả chính bản thân bạn lẫn thế hệ sau.

Danh sách xét gen tầm soát ung thư di truyền tại CarePlus:

ung thư vú

Xét nghiệm gen để tầm soát ung thư di truyền đang ngày càng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới

Những ưu điểm nổi bật của các gói xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền CarePlus:

  • Xét nghiệm được thực hiện tại Phòng xét nghiệm hiện đại tại Hongkong với Công nghệ Giải trình tự gen thế hệ mới NGS, đạt tiêu chuẩn của College of American Pathologists và đạt chứng nhận ISO về hệ thống quản lý và bảo mật thông tin.
  • Mang đến kết quả chính xác hơn nhờ hợp tác cùng BGI (Ngân hàng Gen chuyên biệt cho người châu Á)  song song với dữ liệu gen toàn cầu.
  • Kết quả xét nghiệm được phân tích bởi các chuyên gia quốc tế từ Hongkong và Singapore.

Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư vú

Thực tế, không phải ai mang trong mình gen ung thư vú cũng sẽ bị bệnh. Vì thế, các xét nghiệm tầm soát ung thư vú rất cần thiết nhằm giúp bạn biết được bản thân có đang bị ung thư vú hay không.

Tại CarePlus, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ bác sĩ tận tình, giàu kinh nghiệm như cùng hàng loạt trang thiết bị hiện đại như:

  • Máy chụp nhũ ảnh kỹ thuật số, giúp phát hiện sớm nhất ung thư vú.
  • Chẩn đoán bằng sinh thiết thông qua các gói khám tầm soát ung thư vú (chụp nhũ ảnh, siêu âm vú, khám vú bằng tay).
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư vú CA153.

Danh sách các gói tầm soát ung thư cho nữ:

ung thư vú

Bạn cần thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa

4. Ai nên thực hiện tầm soát ung thư vú?

Ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư vú, đặc biệt là các đối tượng sau:

  • Phụ nữ lớn tuổi bởi càng lớn tuổi, nguy cơ bị bệnh càng cao.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư.
  • Từng được chẩn đoán có nguy cơ bị ung thư vú.
  • Từng có một khối u vú lành tính trước đó.
  • Bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Có lối sống thiếu lành mạnh: hút thuốc, uống bia/rượu…

5. Duy trì lối sống lành mạnh – Giải pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư vú

Theo các chuyên gia, để phòng tránh ung thư vú cũng như các loại ung thư khác hiệu quả, bạn nên thực hiện duy trì lối sống khoa học đồng thời với tầm soát định kỳ.

ung thư vú

Tập thể thao đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Duy trì cân nặng

Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú, đặc biệt sau khi mãn kinh. Vì thế, duy trì một cân nặng hợp lý là điều quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị mắc ung thư. Tốt nhất, bạn nên duy trì cân nặng với chỉ số BMI trong khoảng từ 18,5 - 24,9.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể bị tích mỡ, béo phì, mà còn tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Theo đó, phụ nữ nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ăn ít chất béo bão hòa

Thay vì ăn các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa – yếu tố hàng đầu gây ra ung thư, bạn nên lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, bạn cũng nên thường xuyên ăn các món luộc, hấp hơn là những món chiên, xào, nướng.

Không uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích

Các thống kê cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn người không dùng hoặc dùng ít. Đặc biệt, nguy cơ này còn cao hơn nữa khi bạn vừa sử dụng đồ uống có cồn vừa hút thuốc.

6. Những câu hỏi thường gặp về ung thư vú

Có phải chỉ những người có bà, mẹ, chị… bị ung thư vú mới có nguy cơ mắc bệnh?

Di truyền chiếm 5 - 7% các ca ung thư vú nhưng không phải là tất cả. Bệnh có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác như môi trường sống bị ô nhiễm, thừa cân, hệ miễn dịch yếu… tuy nhiên nếu tiền sử gia đình phía họ ngoại của bạn bị ung thư vú bạn được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.

Ung thư vú có bị tái phát sau khi đã chữa khỏi không?

Ung thư vú có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhưng hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu sau khi điều trị. Ung thư vú có thể tái phát tại chỗ (nghĩa là ở vú được điều trị hoặc gần vết sẹo cắt bỏ vú) hoặc ở một nơi nào khác trên cơ thể gọi là di căn. Một số vị trí di căn phổ biến nhất bên ngoài vú là các hạch bạch huyết, xương, gan, phổi và não. Do đó, dù đã điều trị ung thư vú thành công, bạn vẫn cần tầm soát ung thư vú thường xuyên theo chỉ định của Bác sĩ.

Ung thư vú có thể xảy ra với bất kỳ ai, vì thế bạn nên thực hiện tầm soát định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Liên hệ với CarePlus để đặt hẹn hoặc biết thêm chi tiết ngay hôm nay:

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}