ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI

Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI

Mùa hè nắng nóng, nỗi ám ảnh mang tên “Rôm sẩy” bùng phát khiến nhiều bố mẹ sốt ruột vì các đốm rôm sảy gây khó chịu cho bé. Vậy làm cách nào để chữa trị các đốm rôm sảy gây khó chịu cho bé, và cách ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái đi tái lại trong thời gian dài?   

Hãy cùng BS. CKI. Nguyễn Duy Khanh – Chuyên khoa Da Liễu tìm hiểu cách để chữa trị rôm sảy nhanh khỏi và cách ngăn ngừa tình trạng rôm sảy mùa hè, ba mẹ nhé! 

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân bé bị rôm sảy? 

Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ  dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm. 

Nguyên nhân: Rôm sảy khởi phát khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc hoặc viêm do nhiệt độ và độ ẩm cao. Trẻ sơ sinh thường bị vì tuyến mồ hôi của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ sẽ dễ bị rôm sảy nếu: 

  • Điều kiện thời tiết nóng ẩm nhất là vào mùa Hè 

  • Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong thời tiết nóng 

  • Nằm trên giường trong thời gian dài, đặc biệt là nếu bé bị sốt  

Triệu chứng của rôm sảy là gì? 

Biểu hiện của rôm sảy bao gồm các nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa, có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau. Ở trẻ em rôm sảy hay xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như cổ, nách, kẽ khuỷu tay, bẹn, vai, ngực, lưng gây bứt rứt, nhiều trẻ sẽ quấy khóc liên tục hoặc mất ngủ do ngứa ngáy khó chịu. 

Trước khi bước vào tìm hiểu các hướng điều trị cho bé, mẹ cần phân biệt các dạng rôm sảy khác nhau để có hướng điều trị phù hợp. Có 4 loại rôm sảy, được phân loại dựa trên mức độ tắc nghẽn tuyến mồ hôi: 

  • Rôm sảy kết tinh (Miliaria crystallina): Nốt mẩn nhỏ, trong suốt, chứa đầy chất lỏng, dễ vỡ. 

  • Rôm sảy đỏ (Miliaria rubra): Nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc rát. 

  • Rôm sảy mủ (Miliaria pustulosa): Nốt mẩn đỏ chứa mủ. 

  • Rôm sảy sâu (Miliaria profunda): Nốt sưng đỏ, cứng, đau hoặc ngứa, giống như da gà. 

Đối với rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ, mẹ có thể chữa trị cho bé bằng các bài thuốc dân gian hoặc kem chữa ngoài da thông dụng. Tuy nhiên, với hai trường hợp rôm sảy mủ và rôm sảy sâu, mẹ nên đưa bé đi khám hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liệu pháp chữa trị phù hợp, tránh tổn thương sâu cho bé, mẹ nhé! 

Trẻ bị rôm sảy có tự hết không? Cách điều trị rôm sảy cho bé tại nhà? 

Thực ra, rôm sảy thường xảy ra khi cơ thể trẻ quá nóng và nó sẽ dần biến mất khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Đặc biệt, khi thời tiết mát mẻ, da trẻ không bị nóng và ít ra mồ hôi hơn, vì thế các triệu chứng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, rôm sảy có thể tái phát khi thời tiết nóng nực, nhất là vào mùa hè. 

Trong điều kiện thuận lợi, rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Dù vậy, cha mẹ vẫn nên áp dụng một số phương pháp để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. 

  • Giảm ngứa và khó chịu cho bé: Bạn có thể lau khô nhanh các vùng da hay đổ mồ hôi, tắm nước mát, thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, hoặc sử dụng thuốc bôi giảm ngứa để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

  • Làm mát da cho bé: Hãy dùng bông gòn hoặc gạc nhúng nước sạch hoặc nước ấm để lau mát vùng da bị tổn thương của bé. Lau mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ trong ngày để giữ cho da bé mát và khô ráo. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm mát da cho bé bằng cách bỏ đá vào túi chườm. 

  • Để da bé được "thở": Theo Whattoexpect, việc mặc đồ kín mít cả ngày có thể làm tình trạng rôm sảy của bé nặng hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé “thông thoáng” vài giờ mỗi ngày để da thoáng mát hơn. 

  • Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho bé: Tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày, có thể thêm vào nước khổ qua hoặc chè xanh pha loãng, hoặc sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm. Nếu bé bị rôm sảy nhiều, tắm mát không cần xà phòng trong 10 phút, 3 lần/ngày và để khô tự nhiên. Với rôm sảy ít, chỉ cần đắp khăn mát lên trong 5-10 phút và để khô tự nhiên.

 

  • Sử dụng kem trị rôm sảy: Bạn có thể thoa kem trị rôm sảy cho bé khi thay tã, nhưng nhớ tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tránh bôi quá nhiều để không làm da bé bị kích ứng ngược. 

  • Chọn nước xả vải, nước giặt lành tính: Hãy chọn các sản phẩm giặt xả quần áo có thành phần thiên nhiên, không gây kích ứng da và không chứa chất tẩy độc hại từ các thương hiệu uy tín để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé. 

Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ thế nào? 

  • Mặc quần áo cotton rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 

  • Hạn chế hoạt động thể chất trong thời tiết nóng ẩm. 

  • Giữ cho cơ thể mát mẻ, thông thoáng. 

  • Tránh sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. 

  • Uống nhiều nước. 

Khi nào bố mẹ nên đưa bé đi khám? 

 Nếu rôm sảy không cải thiện sau vài ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như da sưng đỏ, nóng, chảy mủ, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. 

  • Rôm sảy kéo dài trên 3 ngày dù đã xử trí các bước trên 

  • Rôm sảy có biểu hiện nhiễm trùng: đỏ hơn và chảy mủ 

  • Trẻ không khỏe, sốt trên 37,5 ° C hoặc cao hơn.  

  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, háng. 

Hi vọng với những thông tin trên đây, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn vì sao bé nổi rôm sảy vào mùa hè và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, ba mẹ có thể đặt lịch khám cho bé tại CarePlus để được bác sĩ tư vấn chi tiết! 

Bài viết gần đây/mới

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN LỰC ĐỂ TỐI ĐA NĂNG SUẤT TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Bên cạnh chế độ lương thưởng, càng ngày người lao động càng có những mong muốn thiết thực hơn về phúc lợi sức khỏe và môi trường làm việc, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế biến động hiện tại. Tham khảo ngay các giải pháp chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực để tối ưu năng suất làm việc từ Hệ thống Phòng khám CarePlus!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}