ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nước giải khát có đường - tại sao nên tránh?

Nước giải khát có đường bao gồm rất nhiều loại như nước ngọt có ga, nước trái cây, trà sữa, trà xanh đóng chai, nước tăng lực,... Sử dụng nhiều các loại thức uống này làm tăng nguy cơ đái tháo đường lên 26% so với người không sử dụng.

Nước giải khát có đường - tại sao nên tránh?

Hãy nhìn vào dữ liệu những ca nặng và tử vong ở Mỹ và châu Âu trong cả năm qua: covid tập trung đánh mạnh, tàn phá, gây biến chứng nặng đối với những người có sẵn vấn đề tim mạch-chuyển hoá [tức là béo phì, tiểu đường, huyết áp, rồi dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch].

Bệnh tim mạch-chuyển hoá lại có nguồn căn từ lối sống chạy theo năng suất lao động, thực phẩm và lối ăn uống thiên về cung cấp nhiều và nhanh [năng lượng] để cỗ-máy-người chạy. Mà bỏ qua [nguyên liệu] cần thiết của cơ thể con người.

Lối ăn uống đó gây hại cho cơ chế chuyển hoá bình thường của cơ thể, dần dà dẫn đến béo phì, tăng đường huyết, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, và bệnh tim mạch.

Đường (sugar) và thức uống có đường (sugar added drinks) như nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai, trà sữa... chính là loại thực phẩm này.

Bạn làm việc thấy mệt mỏi, uống một ly trà sữa hay chai coca thấy khoẻ ngay. Là vì [năng lượng] do lượng đường trong chai nước đó quá lớn, giúp não bạn ngay lập tức chạy maxspeed. Nhưng cùng lúc cũng ảnh hưởng xấu cho cả cơ thể bạn.

Một chai nước ngọt chứa khoảng 9-10 muỗng cafe đường. Một ly trà sữa trân châu chứa khoảng 18-19 muỗng cafe đường. Hãy nghĩ đến số lượng đường này!

Nước giải khát có đường bao gồm rất nhiều loại như nước ngọt có ga, nước trái cây, trà sữa, trà xanh đóng chai, nước tăng lực,... Sử dụng nhiều các loại thức uống này làm tăng nguy cơ đái tháo đường lên 26% so với người không sử dụng. 

Vậy tại sao cần tránh sử dụng các loại thức uống này?

1️⃣Lượng đường trong nước giải khát thường không nhìn thấy rõ như trong đồ ăn và bạn dễ dàng tiêu thụ nhanh chóng một lượng lớn

- Thử tượng tượng bạn ngồi ăn hết 10 muỗng cafe đường một lúc, nghe không có gì hấp dẫn cả. Nhưng nếu với 10 muỗng đường đó, bỏ thêm vào nước, khí CO2, hương liệu, caffeine, một vài công thức bí quyết riêng, chúng ta sẽ có một lon nước giải khát hấp dẫn, có thể uống hết dễ dàng. Nhưng nhiều người không ngờ rằng, 10 muỗng đường cũng chính là lượng đường tối đa nên dùng trong cả chế độ ăn trong 1 ngày. Còn khi bạn uống một ly trà sữa (chưa tính trân châu), lượng được tiêu thụ sẽ vào khoảng 18 muỗng đường!

2️⃣Nước giải khát có đường chỉ cung cấp đường và năng lượng (calories), ngoài ra hầu như không có chất dinh dưỡng nào

- Đây là điều tối kỵ với người đang giảm cân vì mục tiêu của giảm cân là cung cấp vừa đủ năng lượng để cơ thể vẫn hoạt động ổn định mà phải thấp hơn số năng lượng tiêu hao. Nước giải khát chỉ làm bạn nạp thêm năng lượng một cách nhanh chóng, dễ dàng nhưng không cung cấp protein, chất xơ do vậy làm bạn phải ăn thêm nữa mới không thấy đói. Hậu quả là lượng năng lượng nạp vào luôn nhiều hơn lượng năng lượng thực sự cần thiết, dẫn tới tăng cân.

3️⃣Nước giải khát có đường là nguồn thức ăn chứa đường phổ biến trong chế độ ăn người châu Á

- Khi được bác sĩ khuyên giảm chất bột đường, bệnh nhân thường nghĩ tới chuyện bớt ăn cơm đầu tiên. Điều này hoàn toàn đúng vì cơm là nguồn tinh bột chủ yếu ở người châu Á. Tuy nhiên, các thức uống có đường cũng là nguồn đường rất quan trọng cần cắt giảm. Thức uống có đường chiếm tới 1/3 lượng đường hàng ngày ở các nước châu Á và hầu như không cung cấp dinh dưỡng có lợi nào. Do đó, thức uống có đường nên là đích nhắm đầu tiên trong quá trình thay đổi chế độ ăn.

4️⃣Nếu chuyển sang các loại nước giải khát không đường, "zero calories” thì có lợi ích gì không?

- Các loại thức uống này sẽ thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame. Nghiên cứu trên các nhóm sử dụng loại thức uống này cho thấy nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường cũng không giảm, thậm chí còn tăng trong một số nghiên cứu dài hạn. Có thể nói, việc sử dụng các loại thức uống này không giúp thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn, chữ "diet" hay "zero calories" trên nhãn sản phẩm không đồng nghĩa với việc bạn đang theo chế độ ăn lành mạnh hay đang giảm calo, chỉ giúp tạo ra một cảm giác tự trấn an thiếu thực tế . Cũng cần lưu ý là hiện tại, khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu các tác hại trong dài hạn của các chất tạo ngọt nhân tạo này.

Tóm lại, sử dụng thức uống có đường có thể giải tỏa cơn khát trong chốc lát nhưng chúng ta đang dễ dàng nạp vào một lượng đường thường nhiều hơn lượng đường khuyến cáo trong cả một ngày. Nó không cung cấp dinh dưỡng gì có lợi, chúng ta vẫn phải ăn thêm các thức ăn khác, do đó dễ dàng dư cân vì dư calo. Nước tinh khiết vẫn là thức uống được các bác sĩ khuyên dùng trên mọi bàn ăn.

Bài viết liên quan

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

5 lý do nên tập thể dục hơn là làm việc nặng
Có một thực tế phổ biến là nhiều người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, và các bệnh lý tim mạch khác, khi được bác sĩ khám và tư vấn nên vận động nhiều và tập thể dục thể thao, thì đều phản ứng là: “Trời ơi, ngày tui làm đi bộ nhiều, khuân vác nhiều lắm bác sĩ, tui làm việc dữ lắm chứ không phải ít vận động đâu!”.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

5 ý tưởng tập thể dục hiệu quả thời giãn cách cho người mắc bệnh tim
Hai tuần giãn cách xã hội bị hạn chế ra ngoài chạy bộ hay đi xe đạp; hồ bơi, phòng gym đóng cửa; lại cộng thêm Sài Gòn đang vào mùa mưa, thời tiết không hề ủng hộ các hoạt động rèn luyện khác. Đối với những người vốn có thói quen tập thể dục đều đặn thì đây quả là một thời gian khó khăn.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

5 lý do quan trọng khiến bạn phải kiểm soát tốt huyết áp
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì hầu hết những người bị tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao đều không có bất kỳ triệu chứng nào.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}