ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Dấu hiệu con dậy thì sớm cha mẹ cần nhận biết và can thiệp kịp thời

Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 - 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 - 14 tuổi. Dậy thì sớm là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.

Dấu hiệu con dậy thì sớm cha mẹ cần nhận biết và can thiệp kịp thời

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm

- Đối với bé gái:

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thường gặp nhất là phát triển TUYẾN VÚ rồi tăng nhanh về CHIỀU CAO, sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu dậy thì khác như mọc lông, hành kinh. Vì vậy nếu trẻ dư cân - béo phì mà mô tuyến vú to thì sẽ dễ bỏ sót vì phụ huynh thường nghĩ rằng là do mô mỡ phát triển vùng ngực.

- Đối với bé trai:

Dậy thì sớm càng khó phát hiện hơn vì dấu hiệu đầu tiên là TĂNG THỂ TÍCH TINH HOÀN, rồi mới phát triển các dấu hiệu dậy thì khác như: mọc lông, bể tiếng, mọc mụn…

2. Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở nữ là nguyên nhân vô căn (do cơ thể tự phát triển sớm hơn bình thường)  và có liên quan đến tình trang thừa cân béo phì, chỉ một số ít trường hợp là do bệnh lý (như các khối u tiết ra hormone sinh dục,…) hoặc do trẻ tiếp xúc với các chất có chứa hormone sinh dục hoặc có đặc tính như hormone sinh dục (Diethyl phthalate, Triclosan, Dichlorophenol, Methyl paraben, Propyl paraben…) có thể gây ra dậy thì sớm.

3. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

- Ảnh hưởng chiều cao: trẻ dậy thì sớm ban đầu tuy phát triển chiều cao nhanh nhưng sau đó sẽ tăng chậm lại và lùn hơn các bạn đồng trang lứa

- Ảnh hưởng tâm lý trẻ: trẻ dậy thì sớm sẽ mặc cảm về sự phát triển lạ lùng của cơ thể khi so sánh các bạn cùng tuổi

- Nguy cơ bị lạm dụng tình dục do chưa biết tự bảo vệ.

=> Chính vì vậy, việc phát hiện dậy thì sớm ở trẻ rất quan trọng.

4. Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm

Ngay khi thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời:

- Bé gái: ngực to (có quả trám), chiều cao tăng nhanh (có thể cao vượt trội các bạn đồng trang lứa trong một thời gian ngắn), mọc lông... Các biểu hiện trên phát triển trước 8 tuổi hoặc hành kinh trước 9.5 tuổi...

- Bé trai: tăng nhanh kích thước cơ quan sinh dục, mọc lông, trẻ bể tiếng, phát triển chiều cao... trước 9 tuổi

Để chẩn đoán chính xác tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ sẽ cần khám và chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng như siêu âm bụng, tử cung, buồng trứng và xét nghiệm máu về nội tiết (nếu cần), chụp X-quang tuổi xương bàn tay để đánh giá mức độ phát triển của xương để chẩn đoán dậy thì sớm và dự đoán chiều cao tương lai.

- Tùy vào nguyên nhân dậy thì sớm sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp:

+ Hạn chế tiếp xúc các hóa mỹ phẩm có chứa các chất nguy cơ gây dậy thì sớm 

+ Phẫu thuật khối u gây dậy thì sớm

+ Đối với dậy thì sớm trung ương vô căn: dùng thuốc đồng vận GnRH cho thấy hiệu quả tốt và an toàn

5. Phòng ngừa dậy thì sớm

Dậy thì sớm có liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì ở bé gái. Vì thế nên bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối để trẻ không bị béo phì.

Ba mẹ cũng chú ý khi sử dụng một số các mỹ phẩm làm đẹp hoặc thuốc có chứa nội tiết tố sinh dục cho trẻ.

Ngoài ra, rất nhiều các bậc phụ huynh hiện nay quan niệm cho trẻ uống nhiều sữa là trẻ dậy thì sớm vì vậy đã cắt luôn nguồn sữa của các bé. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy uống sữa gây dậy thì sớm ở trẻ em. Ngược lại, việc cắt cho con uống sữa sẽ gây thiếu hụt nguồn thực phẩm bổ sung canxi giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển chiều cao.

Hiện tại, Phòng khám quốc tế CarePlus là địa chỉ khám tư vấn và điều trị dậy thì sớm đáng tin cậy cho trẻ ở TP. HCM.  

Chuyên khoa Nhi của CarePlus với đội ngũ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ là nơi mà các bậc phụ huynh có thể yên tâm để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về bệnh lý liên quan đến thận và nội tiết như: dậy thì sớm, chậm tăng trưởng, hội chứng thận hư...

Gói khám dậy thì sớm của CarePlus bao gồm:

1. Bác sĩ chuyên khoa Nhi kiểm tra tổng quát các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ                                 

2. Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng chậu, Siêu âm vú (đối với bé gái), Siêu âm tinh hoàn (đối với bé trai), Chụp X-quang bàn tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương.

3. Xét nghiệm hormone sinh dục FSH, LH; chức năng tuyến giáp TSH, FT4; hormone estradiol (đối với bé gái), hormone testosterol (đối với bé trai).

Khách hàng quan tâm đặt lịch hẹn tại đây hoặc liên hệ free hotline 18006116

 

Bài viết gần đây/mới

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}