ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cảnh giác với dị vật trong mũi trẻ & Cách xử trí đúng

Liên tục trong 2 tuần liền CarePlus có 2 ca dị vật mũi nguy hiểm ở bé nhi" - Bác sĩ Chuyên khoa 1 Trịnh Thị Hồng Chi (Chuyên khoa Tai Mũi Họng Phòng khám CarePlus) chia sẻ. Giai đoạn này đa số các bé ở nhà nghỉ dịch, trong khi các con rất hiếu động mà trong nhà đa phần là ông/bà lớn tuổi không thể quan sát liên tục các hoạt động của bé, vì vậy nguy cơ xảy ra các tai nạn mắc dị vật là khá cao. Những loại vật có kích thước nhỏ các bé có thể cho vào mũi như pin nút áo, nắp bút bi, các loại hạt,...đều là những nguy cơ tiềm ẩn.

Cảnh giác với dị vật trong mũi trẻ & Cách xử trí đúng

06/07/2021 4:44:39 CH

1. Dị vật mũi nguy hiểm như thế nào?

- Hầu hết trường hợp dị vật trong mũi không quá nghiêm trọng và thường xảy ra ở trẻ đang tập đi hay ở độ tuổi từ 1t–7t. Trẻ nhỏ bắt đầu có khả năng cầm, nắm và nhặt đồ vật từ 9 tháng tuổi nên tình trạng có dị vật trong mũi ít thấy ở trẻ nhỏ hơn độ tuổi này.

- Một vật thể lạ bị mắc kẹt trong mũi có khi không gây ra triệu chứng khác thường lúc đầu nhưng vẫn cần được phát hiện và lấy ra càng sớm càng tốt. Nếu không, dị vật có thể gây nhiễm trùng tại chỗ và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

- Hơn thế nữa, dị vật trong mũi có khi đi xuống miệng và trẻ sẽ nuốt vào dạ dày hoặc nguy hiểm hơn dị vật có thể rớt vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp.

2. Những dị vật thường gặp ở mũi là gì?

- Loại vô cơ:  bằng nhựa hay kim loại (ít kích thích, lâu phát hiện): hột bẹt, miếng ni lông, mẩu đồ chơi nhỏ ….

- Loại hữu cơ: (thường kích thích, phát hiện sớm): đồ ăn, miếng xốp, , mẩu gỗ, khăn giấy, các loại hạt, đất sét, đá cuội, thuốc viên...

- Đặc biệt pin nút áo: pin đồng hồ, pin máy trợ thính…

Trong đó, pin nút áo (thường có trong đồng hồ hay các đồ chơi điện tử nhỏ) là vật cần được để xa tầm tay trẻ em. Các viên pin này có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng cho mũi khi nằm trong mũi ít nhất 4 giờ.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng dị vật trong mũi:

Trẻ em thường gặp phải tình trạng nguy hiểm khi chúng không tự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vật lạ trong mũi. Một số biểu hiện có thể khiến bạn nghi ngờ trẻ có dị vật trong mũi bao gồm:

- Bệnh sử: tự khai, người thân phát hiện …

- Chảy mũi một bên: Khi có dị vật mắc kẹt trong đường mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi, giai đoạn đầu mũi trong, sau đó đục, có mùi hôi. Đôi khi, dị vật còn làm trầy xước niêm mạc trong mũi, dẫn đến chảy máu mũi.

- Nghẹt và đau mũi một bên. Sốt.

- Ngứa mũi, nhảy mũi.

- Ngủ ngáy, thở có tiếng rít ở mũi.

4. Nguyên nhân dị vật trong mũi là gì?

- Phần lớn dị vật trong mũi trẻ em xuất hiện vì nhiều lý do, hầu hết đều là hành động chủ ý do sự tò mò của trẻ hoặc do bạn nhét vào mũi ở lứa tuổi mẫu giáo. Điều quan trọng là  các phụ huynh không nên la mắng khi phát hiện trẻ có hành động cho vật lạ vào miệng, mũi hay tai vì chúng có thể sẽ lo sợ mà không thông báo vấn đề đang gặp phải. Và nó làm cho việc phát hiện ra dị vật chậm trễ hơn.

5. Chẩn đoán và điều trị:

- Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bé có dị vật trong mũi chúng

- Không nên cố lấy dị vật trong mũi bé ra ngoài bằng tăm bông hay các dụng cụ không chuyên dụng khác, vì nó có thể làm rơi dị vật từ mũi xuống họng và vào đường thở rất nguy hiểm.

- Không nên bảo bé cố hít vào thật mạnh khi có dị vật bên trong mũi.

- Bác sĩ sẽ lấy dị vật mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng qua khám bằng đèn clar hoặc nội soi mũi với sự trợ giúp của các phụ tá. Nếu có chảy máu hoặc loét vách ngăn, cuốn mũi sau khi lấy dị vật (do dị vật ăn mòn:pin nút áo...) sẽ được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, cầm máu....

 6. Biến chứng dị vật mũi bỏ quên lâu ngày:

- Viêm mũi xoang.

- Viêm tai giữa cấp.

Biến chứng do xử trí không đúng cách:

- Chuyển thành dị vật đường thở.

- Chuyển thành dị vật đường ăn.

7. Những biện pháp giúp phòng ngừa dị vật trong mũi:

- Hãy luôn quan sát trẻ trong lúc chúng vui chơi để kịp thời ngăn chặn các hành động đưa đồ vật lên miệng, mũi, tai. Hạn chế mua những đồ dùng hay đồ chơi có chi tiết quá nhỏ cho trẻ. Đồng thời, bạn không nên la mắng trẻ nếu bắt gặp chúng đưa vật lạ lên mặt.

- Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể nhẹ nhàng giải thích về chức năng của đường hô hấp và những nguy hiểm có thể gặp phải nếu đưa vật lạ vào trong mũi.

- Ngoài ra, cũng không nên để trẻ vừa ăn vừa chơi hay cười nói trong khi ăn uống để tránh tình trạng sặc dẫn đến các mảnh đồ ăn di chuyển nhầm vào đường hô hấp. Giữ các đồ vật nhỏ, nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ em.

Bài chia sẻ của BS. Trịnh Thị Hồng Chi, Chuyên khoa 1 
Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}