ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

10 Lầm Tưởng Về Ung Thư Vú

10 Lầm Tưởng Về Ung Thư Vú

17/01/2018 8:58:11 SA

Ung thư vú (UTV) là bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào mô vú ở cả phụ nữ và nam giới. Ước tính cứ 10 phụ nữ Việt có 1 người mắc UTV xâm lấn. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, vì vẫn còn nhiều chị em phụ nữ chưa hiểu rõ về các nguy cơ để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Hưởng ứng tháng “Nhận thức về ung thư vú” (tháng 10 hàng năm), Phòng khám CarePlus xin chia sẻ những thông tin về UTV mà không chỉ riêng chị em phụ nữ, các anh/bố cũng cần phải biết để chăm sóc tốt hơn cho những người mình yêu thương.

1. Hiểu lầm: Phụ nữ trẻ thì không bị UTV

SỰ THẬT: Phụ nữ có nguy cơ UTV cao gấp 100 lần nam giới. Mặc dù UTV thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng có đến 25% các trường hợp UTV là ở phụ nữ dưới 50 tuổi. Tại Việt Nam, đối tượng mắc UTV ngày càng trẻ hóa.

2. Hiểu lầm: Hầu hết các trường hợp UTV là do di truyền

SỰ THẬT: Chỉ 5%-10% UTV là do di truyền, thường nguy cơ cao hơn (gấp đôi) ở phụ nữ có mẹ/ chị/em ruột mắc UTV. 90% các trường hợp UTV có sự chi phối của lối sống, chẳng hạn như ở phụ nữ thừa cân béo phì hoặc lạm dụng rượu, và các yếu tố môi trường, như chất phóng xạ, ô nhiễm.

3. Hiểu lầm: Khối u ở vú là dấu hiệu của UTV

SỰ THẬT: 80% các khối u vú ở phụ nữ là u lành tính và không gây UTV. Tuy nhiên, phụ nữ cần đi khám BS ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Vú sưng bất thường dù không thấy khối u
  • Vùng da quanh vú đỏ ửng, nhăn, lõm hoặc viêm
  • Núm vú lõm vào trong
  • Đau vú và núm vú
  • Tiết dịch bất thường

4. Hiểu lầm: Tiền sử bệnh của bên nội không ảnh hưởng đến nguy cơ UTV của phụ nữ

SỰ THẬT: Khi đánh giá tiền sử bệnh gia đình, các BS cũng xem xét phía họ nội. Tiền sử UTV và UT tiền liệt tuyến ở một hoặc nhiều người thân (cha, anh ruột, chú) cũng có thể làm tăng nguy cơ UTV ở phụ nữ, đặc biệt nếu UT tuyến tiền liệt được tìm thấy ở độ tuổi trẻ. Mặc dù mối liên hệ giữa tiền sử gia đình về UT tuyến tiền liệt và UTV vẫn chưa được khẳng định, vẫn có các khả năng khác như lối sống, đột biến gen, môi trường. Nghiên cứu mới cũng cho thấy béo phì thừa cân làm thay đổi các dấu hiệu di truyền (là các chất điều tiết di truyền để biểu hiện kiểu gen) trong tinh trùng của người cha và thông tin di truyền này sau đó được mang tới mô vú của con gái trước khi được sinh ra.

5. Hiểu lầm: Phụ nữ ngực nhỏ sẽ ít nguy cơ bị UTV

SỰ THẬT: Không có sự liên kết nào giữa kích thước ngực của phụ nữ và nguy cơ bị UTV. Ngực to thì sẽ khó kiểm tra kỹ hơn so với ngực nhỏ bằng các bài kiểm tra khám vú lâm sàng - và thậm chí chụp nhũ ảnh và MRI - cũng khó thực hiện hơn. Nhưng tất cả phụ nữ, bất kể kích thước vú, nên tham gia kiểm tra và tầm soát sức khoẻ định kỳ. Một hiểu lầm phổ biến nữa là nhiều người cho rằng, mặc áo ngực có gọng sẽ gây sức ép lên hệ thống bạch huyết của vú, gây độc tố tích tụ và dẫn đến UTV. Tuy nhiên, mặc áo ngực có gọng hay không có gọng đều không gây ra UTV. Các nghiên cứu khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa việc mặc áo ngực và UTV. Không có sự khác biệt thực sự về nguy cơ giữa phụ nữ mặc áo ngực và phụ nữ không mặc áo ngực, có gọng hay không có gọng.

6. Hiểu lầm: Phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u UTV sẽ không có nguy cơ mắc bệnh lại

SỰ THẬT: Một số phụ nữ có thể bị UTV lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, đôi khi ở chỗ vết sẹo do phẫu thuật, hoặc do UTV ban đầu có thể đã lan rộng. Những phụ nữ có nguy cơ UTV cao đã được cắt bỏ vú để dự phòng vẫn có thể có nguy cơ bị UTV lại, dù rằng sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, nguy cơ phát triển UTV giảm xuống trung bình 90%.

7. Hiểu lầm: Phẫu thuật cắt bỏ vú sẽ giúp phụ nữ có cơ hội sống sót cao hơn xạ trị

SỰ THẬT: Tỷ lệ sống sót là tương đương dù người bệnh chọn lựa phương án điều trị nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp - ví dụ như bệnh UTV DCIS đã di căn, hoặc có sự có mặt của các đột biến gen BRCA, hoặc đặc biệt là các khối u lớn - phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị có thể không phải là phương án điều trị thích hợp.

8. Hiểu lầm: Chữa UTV bằng liệu pháp thảo dược sẽ cho kết quả phục hồi tốt hơn các phương pháp khác

SỰ THẬT: Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy các liệu pháp thay thế hoặc bổ sung, bao gồm một số loại thảo mộc, có thể giúp bệnh nhân đối phó với các phản ứng phụ khi điều trị UTV, không có sản phẩm thảo dược nào được chứng minh có hiệu quả trong điều trị UTV. Trên thực tế, một số sản phẩm thảo dược có thể có hại khi dùng trong hóa trị hoặc xạ trị vì chúng có thể gây trở ngại cho quá trình điều trị. Bệnh nhân UTV nên tham khảo ý kiến BS về bất kỳ sản phẩm thuốc bổ sung và thay thế nào, bao gồm cả vitamin và các chất bổ sung thảo dược mà họ có thể đang sử dụng.

Các phương pháp điều trị UTV hiện nay:

  • Phẫu thuật cắt bỏ mô UT
  • Hóa trị diệt tế bào UT
  • Xạ trị diệt tế bào UT
  • Điều trị trúng đích
  • Liệu pháp hoóc-môn

9. Hiểu lầm: Chụp nhũ ảnh định kỳ có thể ngăn ngừa UTV

SỰ THẬT: Chụp nhũ ảnh không giúp ngăn ngừa UTV, nhưng có thể cứu sống người bệnh bằng cách phát hiện UTV ở giai đoạn sớm, chưa di căn và có thể điều trị được. UTV nếu được phát hiện sớm sẽ có cơ hội chữa khỏi ~100%.

Chụp nhũ ảnh ở phụ nữ được khuyến nghị như sau:

  • Phụ nữ tuổi từ 40 đến 44: có thể lựa chọn chụp nhũ ảnh hàng năm nếu họ muốn
  • Phụ nữ tuổi từ 45 đến 54: nên chụp nhũ ảnh hàng năm
  • Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh mỗi 2 năm 1 lần hoặc kiểm tra hàng năm

Ngoài ra, UTV còn có thể được phát hiện bằng nhiều phương pháp khác, tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe:

  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn UTV (CA15-3)
  • Siêu âm và MRI
  • Sinh thiết vú
  • Tự kiểm tra vú

Mặc dù một lượng phóng xạ được sử dụng trong chụp nhũ ảnh, nhưng số lượng nhỏ đến mức bất cứ nguy cơ liên quan nào cũng đều rất nhỏ so với những lợi ích phòng ngừa có được từ việc chụp nhũ ảnh. Chụp nhũ ảnh có thể phát hiện khối u trước khi chúng ta có thể cảm nhận được khối u đó hoặc trong trường hợp không nhận thấy được, cơ hội sống sót của bệnh nhân tốt hơn. Tuy nhiên, dù cho tầm quan trọng của việc chụp nhũ ảnh đối với việc kiểm tra, tầm soát và chẩn đoán UTV, chụp nhũ ảnh có thể không phát hiện được khoảng 10% đến 20% các trường hợp UTV. Đó là lý do tại sao các buổi khám vú lâm sàng, các phương pháp khác, kể cả tự kiểm tra vú tại nhà, là những yếu tố quan trọng của quá trình sàng lọc.

10. Hiểu lầm: Ăn nhiều thịt sẽ có nguy cơ mắc UTV cao

SỰ THẬT: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo ăn hầu hết rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, ít thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), ít thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, hot dog,…) và ít bánh kẹo hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột qụy, và một số loại UT nhất định. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ăn uống không cân đối, thừa cân và béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị UTV. Hơn nữa, không có mối liên hệ rõ ràng giữa nguy cơ UTV và bất cứ loại thực phẩm nào. Nhiều nghiên cứu về thực phẩm và nguy cơ UTV có kết quả khác nhau nhưng không có câu trả lời nhất định.

UTV lấy đi sinh mạng của hơn 18,000 phụ nữ Việt Nam mỗi năm. Cứ mỗi 3 phút lại có một phụ nữ được chẩn đoán mắc UTV. Và cứ mỗi 13 phút có một phụ nữ tử vong do UTV. Nhận thức về UTV không chỉ quan trọng riêng đối với phụ nữ, mà còn đối với những người thân trong gia đình. Dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa UTV 100%, chị em phụ nữ có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mặc bệnh UTV của mình bằng những cách sau đây:

1. Thường xuyên kiểm tra trọng lượng cơ thể và kiểm soát cân nặng

2. Hoạt động thể chất thường xuyên

3. Chế độ dinh dưỡng cân đối và nhiều rau quả, tránh quá nhiều rượu

4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống an toàn, sạch sẽ​, không thuốc lá

5. Cho con bú mẹ (nếu có thể)

6. Hạn chế thuốc ngừa thai, đặc biệt phụ nữ trên 35 tuồi và hút thuốc

7. Tránh lạm dụng các liệu pháp hormone kết hợp

8. Tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình

9. Đừng quên Tầm soát ung thư Nữ

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}