ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng

Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng

 

  • Sốt hơn 2 ngày; sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ
  • Nôn ói hay nhợn ói hoài
  • Giật mình chới với 
  • Không đi vững, tay chân run, yếu, người run
  • Thở mệt, da nổi bông, tay chân lạnh

  • Uống nước nhiều, nghỉ ngơi
  • Trẻ có thể biếng ăn do đau miệng, không cho trẻ ăn đồ nóng, cay, chua, làm mát thức ăn (lưu ý không phải để quá lạnh), thức ăn mềm
  • Sốt: uống hạ sốt, theo chỉ định bác sỹ
  • Theo dõi sát dấu hiệu nặng

  • Giữ vệ sinh cá nhân người lớn và cả trẻ nhỏ: dạy trẻ không đưa tay vào miệng, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, che miệng khi ho, hắt hơi,...
  • Khử khuẩn khu vực trẻ sinh hoạt, đồ chơi, vật dụng bằng Cloramin B 2% và Javen định kỳ (mỗi tuần) và khi trong nhà có trẻ bị bệnh (mỗi ngày) (trạm y tế phường có sẵn).
  • Cho trẻ bệnh nghỉ học ít nhất 10 ngày để theo dõi trẻ tại nhà và hạn chế lây bệnh cho bé khác.

1. TAY CHÂN MIỆNG LÀ PHẢI SỐT?

Có những trường hợp chỉ sốt nhẹ, hoặc không sốt nên ba mẹ không chú ý, dễ bỏ qua bệnh của con, nhiều trường hợp trẻ vào viện có biến chứng nặng mà vẫn chưa phát hiện ra trẻ có bệnh.

2. SỐT CAO LÀ NGUY HIỂM, SỐT NHẸ LÀ AN TOÀN?

Trẻ sốt nhẹ vẫn nguy cơ biến chứng thần kinh.

3. TAY CHÂN MIỆNG THÌ CẢ BAN & MỤN NƯỚC PHẢI MỌC ĐỦ Ở CẢ TAY, CHÂN & MIỆNG?

Có trẻ chỉ có nổi ban, có trẻ chỉ lở miệng… và có trẻ thậm chí không nổi gì cả.

4. BAN, MỤN NƯỚC MỌC CÀNG NHIỀU, BỆNH CÀNG GIẢM (DO ĐỘC PHÁT RA HẾT RỒI)?

Độ nặng của bệnh không liên quan đến chuyện nổi ban hay lở miệng nhiều hay ít.

5. BỆNH CHỈ LÂY QUA ĐƯỜNG MIỆNG (ĂN UỐNG)?

Virus dễ dàng lây qua đường miệng và cả đường hô hấp (virus nằm trong nước bọt rất nhiều): khi trẻ ho, hắt hơi, hoặc sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch (đường phân) sẽ lây cho trẻ khác.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}