ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Suy thận mãn - Cái kết đắng của nhiễm trùng tiểu

Theo thống kê, 100 bạn nhỏ dưới 2 tuổi có biểu hiện sốt mà không tìm ra nguyên nhân, khi được kiểm tra nhiễm trùng tiểu bằng xét nghiệm, tỷ lệ phát hiện bệnh là 5-7% (nhất là bé trai dưới 3 tháng không cắt da quy đầu thì tỷ lệ này lên đến 20%)

Suy thận mãn - Cái kết đắng của nhiễm trùng tiểu

Tác giả: BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy | Chuyên Thận - Nội tiết | Khoa Nhi Phòng khám #CarePlus Tân Bình

Vụ án Bs. Hoàng Công Lương chắc hẳn ai cũng biết, nhưng ít ai biết câu chuyện về căn bệnh của các nạn nhân trong vụ án: suy thận mãn và chạy thận nhân tạo.

SUY THẬN MÃN LÀ GÌ?

Là thận mất khả năng lọc chất độc ra khỏi cơ thể, làm cơ thể ứ các chất độc có thể dẫn đến tử vong. Suy thận mãn do rất nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân "thường ngày ở huyện" đó là: NHIỄM TRÙNG TIỂU TRÊN.

NHIỄM TRÙNG TIỂU (NTT) LÀ GÌ?

Trong nước tiểu bình thường không có vi trùng, nhưng khi vi trùng xâm nhập vào:

+ Bàng quang --> nhiễm trùng tiểu dưới (không để lại hậu quả) 

+ Thận --> nhiễm trùng tiểu trên

Vi trùng gây bệnh thường là E.coli (trong phân) – do nhiễm từ phân, hậu môn vào đường tiết niệu gây biến chứng NTT.

Đối với nhiễm trùng tiểu trên: đây là bệnh nguy hiểm, cần phải điều trị SỚM bằng KHÁNG SINH, nếu để TRỄ sẽ gây tình trạng tổn thương thận (gây sẹo thận, tăng huyết áp, suy thận mãn về sau), hoặc abcess thận, nhiễm trùng huyết nặng. 

Người ta thấy rằng nếu dùng kháng sinh sớm trong vòng 72 giờ đầu của bệnh có thể hạn chế nguy cơ sẹo thận, nếu không phát hiện điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương thận bất phục hồi.

Rất khó để chẩn đoán NTT ở trẻ nhỏ do trẻ không hợp tác lấy nước tiểu. Xét nghiệm máu không giúp chẩn đoán chính xác, mà cần thử nước tiểu để kiểm tra.

Trẻ đã bị nhiễm trùng tiểu 1 lần, thì nguy cơ tái phát khá cao có thể lên đến 30%.

AI CÓ NGUY CƠ BỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU?

+ Bé trai < 1 tuổi và bé gái < 4 tuổi

+ Hẹp da quy đầu

+ Dị dạng – bất thường đường tiết niệu (thận ứ nước, dãn niệu quản...)

+ Đã bị NTT thì dễ mắc lại NNT lần 2, 3

+ Trẻ có bất thường nhu động bàng quang – ruột (bladder and bowel dysfunction), táo bón

BIỂU HIỆN NHIỄM TRÙNG TIỂU CẦN ĐI KHÁM NGAY

+ Trẻ lớn: tiểu đau, tiểu rát, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau hạ vị, sốt, đau hông lưng.

+ Trẻ nhỏ < 2 tuổi: chỉ cần có 1 trong các triệu chứng sau: sốt, ói hay tiêu chảy, bứt rứt, mệt, bú kém, chậm tăng cân.

PHÒNG NGỪA

+ Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách sau khi đi tiêu (rửa nước sạch, từ trước ra sau, rửa cơ quan sinh dục trước, hậu môn sau)

+ Siêu âm phát hiện dị dạng tiết niệu sớm: bào thai, khám định kỳ siêu âm hệ niệu mỗi năm.

+ Đưa trẻ đi khám sớm nếu có dấu hiệu nguy cơ ở trên, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mà sốt không rõ nguyên nhân, nhiều khi phụ huynh để trẻ sốt cao 2-3 ngày mới đưa con đi khám, nếu là viêm thận do vi trùng thì sẽ bỏ qua thời gian vàng dùng kháng sinh, thận có nguy cơ tổn thương và để lại sẹo vĩnh viễn, cứ nhiều đợt như thế sẽ để lại di chứng cao huyết áp và suy thận sau này. 

Đặt lịch hẹn khám với BS. Lại Thị Bích Thủy TẠI ĐÂY.

-----------------------------------------

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

Chi nhánh 1: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình (Cạnh E.Town)

Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7 (gần Hồ Bán Nguyệt)

Bài viết liên quan

Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da - Có Nguy Hiểm Không?
Vàng da là hiện tượng rất phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy vàng da là gì? Có nguy hiểm không? Cần đi khám bác sĩ không?... Những câu hỏi đó sẽ được Bs. Trần Thị Hoàng Oanh - Bs. Nhi khoa Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus giải đáp cực kì dễ hiểu và ngắn gọn ngay dưới đây. Mời bố mẹ cùng đọc nhé:

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào? Ở đâu tốt?
Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, nhằm giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như quai bị, thủy đậu, viêm gan B… và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn còn chủ quan, chưa chủng ngừa đầy đủ các mũi tiêm trước khi mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Viêm phổi - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Ngày 12/ 11 hàng năm được lựa chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm đến 16% số trẻ em tử vong ở độ tuổi này.

Vắc xin 6 in 1 là gì? Lịch tiêm chủng chi tiết cho bé
Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch chủng ngừa là cách tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động cho bé hiệu quả nhất. Nếu như trước đây, bố mẹ phải đưa trẻ đi tiêm ngừa nhiều lần thì hiện nay các loại vắc xin tổng hợp được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn hơn, trong đó có thể kể đến vắc xin 6 in 1. Vậy vắc xin 6 trong 1 là gì và lịch tiêm chủng cho bé như thế nào?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Trẻ nôn ói, ba mẹ làm gì?
Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, hầu hết là dấu hiệu của một bệnh lý cấp tính, ba mẹ cần phải lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử trí phù hợp và đưa trẻ đi khám đúng lúc.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}