ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

PHÒNG TRÁNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - TIÊM NGỪA HPV ĐỐI VỚI BÉ GÁI VÀ PHỤ NỮ TỪ 9-26 TUỔI

Hưởng ứng tháng nhận thức về Ung Thư Phụ Khoa, hãy cùng tìm hiểu về Ung Thư Cổ Tử Cung (UTCTC), một căn bệnh gây tử vong nhưng lại dễ phòng tránh nhất so với các bệnh ung thư khác.

PHÒNG TRÁNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - TIÊM NGỪA HPV ĐỐI VỚI BÉ GÁI VÀ PHỤ NỮ TỪ 9-26 TUỔI

23/09/2020 10:36:46 SA

Tại Việt Nam, khoảng 5.000 phụ nữ mắc Ung Thư Cổ Tử Cung (UTCTC) mỗi năm, có tới hơn 2.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp bệnh có thể được phát hiện sớm hoặc phòng ngừa bằng cách tiêm ngừatầm soát định kì. Cùng tìm hiểu về vaccince UTCTC cũng như tầm soát bệnh qua xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV

1. Ung Thư Cổ Tử Cung là gì?

Cổ tử cung là một phần thuộc tử cung, nơi nối tiếp của âm đạo với tử cung, được bao phủ một lớp mô mỏng gồm nhiều tế bào. Bệnh UTCTC gây ra bởi sự phát triển bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung. Các tế bào phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

2. Tiêm ngừa HPV - giảm nguy cơ mắc bệnh đến 90%

Có nhiều nguyên nhân gây ra UTCTC, trong đó có hơn 90% các trường hợp UTCTC phát hiện do virus HPV. Biện pháp phòng ngừa tối ưu chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Bên cạnh tiêm vắc xin, để phòng ngừa bệnh, các chuyên gia khuyến cáo các phụ nữ lưu ý những việc sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, lành mạnh;

  • Không “yêu” quá sớm và giữ sinh hoạt tình dục lành mạnh;

  • Không lạm dụng thuốc tránh thai;

  • Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ;

  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.

3. Tầm soát UTCTC định kì

Ở những phụ nữ trước đó đã được chủng ngừa HPV, vẫn phải tiếp tục tầm soát UTCTC vì không có một vắcxin ngừa HPV nào có thể bảo vệ chống lại tất cả các typ HPV có khả năng gây bệnh. Biểu đồ tầm soát UTCTC: 

  • Dưới 21 tuổi: không nên thực hiện tầm soát

  • 21 - 29 tuổi: tầm soát UTCTC bằng xét nghiệm PAP 3 năm/ lần

  • 30-65 tuổi: tầm soát UTCTC bằng xét nghiệm HPV 5 năm/ lần hoặc xét nghiệm PAP 3 năm/lần

  • Trên 65 tuổi: nếu kết quả 10 năm gần nhất tốt nên ngừng kiểm tra; nếu không tốt nên tiếp tục kiểm tra

  • Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và cổ tử cung: ngừng kiểm tra

  • Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và không cắt bỏ cổ tử cung: tiếp tục kiểm tra

  • Phụ nữ đã tiêm vaccin HPV: tiếp tục kiểm tra

-----------

Tầm soát và tiêm ngừa UTCTC tại CarePlus với các gói khám và dịch vụ: 

- Tầm soát ung thư cổ tử cung 

- Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Chủ động phòng ngừa và tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và sống sót.

Cập nhật các thông tin sức khỏe tại website: careplusvn.com, fanpage: CarePlus Clinic Vietnam hoặc gọi đến số hotline 1800 6116 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung sớm nhất và cách điều trị hiệu quả
Bệnh ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt và giá bao nhiêu?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em trong độ tuổi dưới 26. Hiện ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến thứ hai (sau ung thư vú) ở phụ nữ. Bên cạnh việc khám và tầm soát định kỳ, tiêm ngừa vắc xin là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Xét nghiệm Pap và HPV - 2 phương pháp sàng lọc Ung thư cổ tử cung hiện nay
Pap smear và HPV Cobas là bộ đôi xét nghiệm thường được gọi tên cùng nhau trong các lần thăm khám phụ khoa định kỳ của chị em phụ nữ.

Livestream Ung thư Cổ tử cung - Hiểu để phòng ngừa
Nếu có băn khoăn hoặc thắc mắc về chủ đề trên, đừng ngại đặt câu hỏi giao lưu cùng Bác sĩ và chia sẻ livestream để có cơ hội nhận được nhiều phần quà hấp dẫn từ CarePlus và Hellobacsi.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Theo đó, mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Hơn thế nữa, con số phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang ngày càng cao do sự ô nhiễm từ môi trường, thức ăn và lối sống thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. ₫1.600.000 ₫1.280.000

Tầm Soát Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Phụ Nữ
GLOBOCA-VIETNAM 2023: Ở nữ giới có 5 loại ung thư thường gặp gồm: Ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (Chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư nói chung.) ₫4.500.000 ₫3.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}