ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Viêm Tai Ở Trẻ Em

Viêm Tai Ở Trẻ Em

16/01/2018 2:24:47 CH

75% trẻ em dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một lần bị viêm tai, và gần 50% số trẻ này bị viêm tai từ 3 lần trở lên trước khi được 4 tuổi. Viêm tai là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và bố mẹ cần biết những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa bệnh kịp thời. Sau đây là những câu hỏi bố mẹ thường gặp về bệnh viêm tai ở trẻ đã được Bác Sĩ CarePlus tổng hợp và giải đáp.

1. Trẻ bị viêm tai có những triệu chứng nào?

Viêm tai thường khởi phát sau khi trẻ bị cảm lạnh, các dịch tiết bị mắc kẹt trong tai giữa và bị nhiễm virus/vi khuẩn. Lưu ý rằng, trẻ hay ngoáy, kéo tai của mình không hẳn là một dấu hiệu của bệnh viêm tai. Bố mẹ hãy quan sát những triệu chứng khác như:

  • Trẻ khóc nhiều hơn bình thường.
  • Viêm tai sẽ gây đau nhức cho trẻ, do đó, trẻ sẽ bị khó ngủ và trằn trọc, khó chịu khi nằm.
  • Trẻ bị cảm lạnh trong vài ngày và cảm thấy đau. Nếu trẻ có các triệu chứng cảm lạnh, sau đó đột nhiên khó chịu và đau nhiều hơn, hãy kiểm tra tai của bé.
  • Nhiều trẻ bị viêm tai sẽ sốt từ 38 đến 40oC. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ sốt thôi thì không hẳn trẻ bị viêm tai. Thông thường, trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng khác như ù tai, đau tai.

2. Con tôi 2 tuổi và năm ngoái bị viêm tai đến 4 lần. Tại sao trẻ nhỏ lại dễ bị viêm tai như vậy?

Đầu tiên bạn cần hiểu một chút về đôi tai của trẻ. Mỗi tai có ba phần chính – tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi ống thông eustachian – một ống nhỏ kết nối tai giữa đến cổ họng và mũi – bị sưng và kích thích (thường do các bệnh nhiễm khuẩn hoặc dị ứng đường hô hấp trên), không còn thông thoáng. Các dịch tiết thông thường thoát ra khỏi tai sẽ bị mắc kẹt. Mầm bệnh phát triển trong các dịch tiết ứ đọng này gây viêm tai giữa. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đặc biệt dễ bị tổn thương vì ống eustachian của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Chúng ngắn hơn và ít góc cạnh hơn, làm cho việc thoát dịch tiết trở nên khó khăn hơn.

3. Con tôi 3 tuổi và vẫn bị viêm tai, nhưng bác sĩ rằng cháu sẽ tự khỏe hơn. Điều này có đúng hay không?

Vâng, vì nhiều lý do. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ hoàn thiện hơn, trẻ có khả năng kháng bệnh tốt hơn. Hơn nữa, ống eustachian của trẻ cũng trở nên dài hơn và nhiều góc cạnh, do đó thoát dịch tiết dễ dàng hơn. Ngoài ra, các adenoid (amidan vòm) bắt đầu co lại – có thể bị viêm nhiễm và đôi khi sẽ làm tắc các ống eustachian, vì vậy trẻ em từ 6 đến 18 tháng tuổi dễ bị viêm tai vì ống eustachian của trẻ vẫn còn đang hoàn thiện, nhưng thường viêm tai sẽ biến mất hoàn toàn khi trẻ vào lớp 1.

4. Con tôi bị viêm tai nhưng bác sĩ lại không cho thuốc kháng sinh. Liệu trẻ có thể khỏi bệnh mà không dùng kháng sinh không?

Khoảng 80% các bệnh viêm tai sẽ tự khỏi mà không cần điều trị thuốc, và 60% trẻ em sẽ tự bớt đau nhức trong vòng 24 giờ, thậm chí không điều trị bằng kháng sinh. Thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, lo ngại về sự gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gần đây đã đưa ra các hướng dẫn mới và thận trọng hơn về kê toa kháng sinh. Các bác sĩ khuyến nghị chỉ kê đơn thuốc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị nghi ngờ viêm nhiễm (vì chúng dễ bị biến chứng) và trẻ có những vấn đề về sức khoẻ tiềm ẩn như rối loạn miễn dịch hoặc hở hàm ếch. Thuốc kháng sinh cũng chỉ được khuyến cáo cho trẻ có các triệu chứng nặng, chẳng hạn như sốt cao hoặc đau dữ dội. Nếu trẻ không thuộc bất kỳ nhóm nào trong số này, bác sĩ nhi khoa có thể chọn cách đợi từ 2 đến 3 ngày và quan sát xem liệu viêm nhiễm có thể tự khỏi hay không.

5. Nếu không dùng thuốc kháng sinh, tôi có thể làm gì để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn?

Chườm khăn ấm bên tai có thể làm dịu cơn đau viêm tai cho trẻ. Tuy nhiên, điều này không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ ngồi thẳng hơn hoặc nằm cao hơn có thể giúp các tĩnh mạch trong tai không bị co lại, giảm áp lực và khó chịu.

6. Con tôi bị viêm tai 3 lần từ tháng trước. Làm sao tôi có thể giúp trẻ ngăn tái phát một lần nữa?

Hiện nay, cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm tai là giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến chúng. Sau đây là một số lời khuyên cho bố mẹ giúp giảm nguy cơ viêm tai ở trẻ:

  • Tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm cho trẻ.
  • Chủng ngừa vaccine phế cầu phổi 13 cho trẻ. PCV13 giúp bảo vệ chống lại nhiều loại vi khuẩn gây viêm nhiễm hơn so với vaccine thế hệ trước như PCV7. Nếu con của bạn đã tiêm vaccine PCV7, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ của bạn về cách chuyển sang PCV13. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi phải được chủng ngừa, bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được tiêm chủng phế cầu phổi có tỉ lệ viêm tai thấp hơn nhiều so với trẻ không được chủng ngừa.
  • Rửa tay thường xuyên. Rửa tay ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và có thể giúp giữ cho trẻ khỏi bị viêm tai.
  • Môi trường không thuốc lá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ở môi trường có người hút thuốc lá có tỉ lệ viêm tai cao hơn.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc, chơi đùa cùng các bé khác khi đang ốm.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}