ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

VAI TRÒ CỦA NỘI SOI THỰC QUẢN DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

VAI TRÒ CỦA NỘI SOI THỰC QUẢN DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Bài viết được tham vấn y khoa bởi TS. BS. Nguyễn Huy Bằng - Chuyên khoa Nội soi Tiêu hóa.  
1️⃣ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TIÊU HÓA 
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý rất phổ biến, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, hoặc đau rát ở ngực. Tuy phổ biến nhưng GERD lại không dễ chẩn đoán, vì triệu chứng dễ nhầm với các bệnh tiêu hóa khác. Nếu để kéo dài không điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản hoặc thậm chí ung thư thực quản. 
Theo đồng thuận Lyon 2.0, nội soi không chỉ giúp phát hiện viêm thực quản, Barrett thực quản hay hẹp do trào ngược – mà còn đóng vai trò xác định, hỗ trợ hoặc loại trừ GERD một cách chính xác. 
Theo hướng dẫn mới nhất, để xác định chính xác GERD, cần có bằng chứng rõ ràng từ nội soi hoặc xét nghiệm đo pH thực quản 24 giờ, kết hợp với triệu chứng lâm sàng tương ứng của người bệnh. 
2️⃣ VAI TRÒ CỦA NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN 
Chẩn đoán xác định bệnh: 
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng có thể cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của GERD như: 
🔹 Viêm thực quản ở mức độ nặng (độ B, C, D) theo phân loại Los Angeles 
Độ B: Tổn thương niêm mạc dài hơn 5mm, nhưng vẫn giới hạn trong một nếp gấp và không lan nối giữa các nếp. 
Độ C: Tổn thương lan rộng giữa hai nếp gấp niêm mạc trở lên, chiếm dưới 75% chu vi thực quản. 
Độ D: Tổn thương lan rộng từ 75% chu vi thực quản trở lên, có thể gây hẹp thực quản hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. 
🔹 Biến chứng của trào ngược dạ dày kéo dài như: 
ㆍ Barrett thực quản (xác định bằng sinh thiết) - yếu tố tăng nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm. 
ㆍ Hẹp thực quản 
👉 Nếu phát hiện những tổn thương này, gần như có thể kết luận là trào ngược dạ dày mà không cần thêm xét nghiệm khác. 
Phát hiện yếu tố nguy cơ khiến bệnh dễ xảy ra hơn 
🔹 Thoát vị hoành: một tình trạng các cơ quan trong ổ bụng, như dạ dày, di chuyển lên khoang ngực, khiến axit dễ trào ngược 
🔹 Đánh giá mức độ thay đổi niêm mạc: thông qua nội soi phối hợp cùng sinh thiết  
Củng cố nghi ngờ lâm sàng khi phối hợp với triệu chứng và kết quả đo pH 
Trong một số trường hợp, nội soi chỉ thấy viêm thực quản nhẹ (độ A), hoặc không có tổn thương đặc hiệu. Lúc này, cần thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác như đo pH thực quản 24h và triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán. 
⭐ Loại trừ nghi ngờ trào ngược dạ dày và tầm soát các bệnh lý tiêu hóa khác 
Khi nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cho kết quả hoàn toàn bình thường, không phát hiện viêm hay tổn thương niêm mạc, đồng thời các xét nghiệm sinh lý học như đo pH và trở kháng cũng trong giới hạn bình thường, thì có thể loại trừ bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) với độ tin cậy cao. 
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng còn lại để định hướng chẩn đoán nguyên nhân khác thuộc hệ tiêu hóa và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hơn cho người bệnh. 
💌 Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là bước đầu tiên và phương pháp quan trọng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), giúp xác định nguyên nhân và định hướng điều trị phù hợp. 
🌟 Nếu đang gặp các triệu chứng như ợ nóng, nuốt nghẹn hoặc nghi ngờ mắc bệnh trào ngược – đừng bỏ qua bước kiểm tra quan trọng này! 
👉 Tham khảo các dịch vụ nội soi tiêu hóa tại CarePlus tại đây
Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa ngay hôm nay!
Nguồn tham khảo:
Nội dung bài được biên soạn dựa trên đồng thuận Lyon xuất bản lần thứ 2 trên tạp chí Gut.bmj.com. 
Lyon là Lyon Consensus – một tài liệu đồng thuận quốc tế cập nhật được công bố bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa, đặc biệt là liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). 

Bài viết liên quan

Nội soi dạ dày có đau không? Bao nhiêu tiền? 7 lưu ý khi thăm khám
Nội soi dạ dày là cách tốt nhất để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán viêm loét và ung thư. Vậy nội soi dạ dày có đau không? Bao nhiêu tiền?

Nội soi dạ dày có đau không?
Do lối sống thiếu lành mạnh (nạp nhiều chất béo có hại, uống nhiều rượu bia, ăn không đúng giờ giấc,…), căng thẳng tinh thần kéo dài cùng ô nhiễm từ môi trường và thực phẩm, số người mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa tại nước ta ngày càng tăng.

Sau khi thực hiện nội soi không đau bạn cần lưu ý những gì?
Với nhiều ưu điểm nổi bật từ phương pháp nội soi tiêu hóa không đau: Đặc biệt là giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu nên được nhiều người lựa chọn. Vậy sau khi thực hiện phương pháp nội soi này cần lưu ý những gì để kết quả có độ chính xác cao nhất. Hãy cùng CarePlus tham khảo những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Bài viết được tư vấn bởi TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}