ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại

Bạn hẳn đã nghe ai đó khuyên tránh ăn da gà, hải sản, lòng tạng… bởi những loại thực phẩm này góp phần tăng nguy cơ gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên, Ths-Bs Hoàng Công Đương - Trưởng khoa Tim mạch CarePlus lại không cho rằng như vậy.

Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại

06/09/2021 11:37:44 CH

Hãy đọc bài phân tích dưới đây của bác sĩ để tìm hiểu thực hư chuyện “ăn mỡ có làm tăng mỡ máu” không nhé! 

MỠ MÁU CÓ LỢI - MỠ MÁU CÓ HẠI

- Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó bao gồm một phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. 

- Cholesterol có thể được tạo ra từ gan, hoặc được thu nạp từ thức ăn. 

- Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ chất trung gian vận chuyển, đó chính là lipoprotein. 

- HDL được xem là “cholesterol tốt”. Lượng HDL cholesterol bị giảm có thể do hút thuốc lá, thừa cân, béo phì,... Do đó, để làm tăng HDL cholesterol, cần bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường thể dục thể thao...

- LDL là “cholesterol xấu” - yếu tố gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. LDL cholesterol có thể tăng do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn, các thói quen không tốt như hút thuốc lá, ít vận động, hoặc liên quan tới các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường...

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1.  Ăn mỡ có gây bệnh mỡ máu không?

Thực phẩm mà chúng ta ăn vào chỉ là nguyên liệu. Trong cơ thể, gan có nhiệm vụ lấy những nguyên liệu này, để chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể.

Gan cũng chính là nơi lấy các nguyên liệu và tổng hợp thành "mỡ trong máu", cụ thể là cholesterol, triglyceride (và một số chất khác).

Không có chuyện ăn mỡ vào thì mỡ đi thẳng vô máu, gây bệnh mỡ máu.

2. Tại sao có người hầu như không ăn dầu mỡ nào, kiêng khem hoặc ăn chay, nhưng đi khám bệnh thì mỡ trong máu vẫn cao?

Một số người có "cơ địa" đặc biệt, với cùng lượng nguyên liệu từ thực phẩm ăn vào như nhau, gan của họ có khuynh hướng tổng hợp các thành phần mỡ máu như cholesterol nhiều hơn người khác.

Gan cũng có khuynh hướng tăng tổng hợp thành mỡ xấu nhiều hơn bình thường nếu bạn thừa cân béo phì, ít vận động thể dục, hút thuốc lá, hoặc trong một số bệnh lý.

3. Nếu mỡ trong máu là do cơ địa, thì đâu cần tiết chế ăn uống?

Không đúng, chế độ ăn uống vẫn đóng góp một phần vào việc kiểm soát mỡ máu nói riêng và nguy cơ xơ vữa mạch máu nói chung.

Ăn uống thừa calories gây thừa cân béo phì, cũng là một yếu tố nguy cơ tim mạch.

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, cùng những biện pháp khác như tập thể dục, có đời sống tinh thần cân bằng, đều góp phần làm giảm mỡ máu đến mức tốt nhất có thể.

4. Nếu muốn phòng tránh xơ vữa mạch máu và bệnh tim mạch thì nên kiêng cữ thứ gì?

Thứ đầu tiên mà bạn phải nhớ kiêng tránh chính là thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, pizza,...; thực phẩm siêu chế biến (ultra processed foods) như xúc xích, phô-mai, bánh kẹo snack, chocolate, mì gói,... và thức uống có đường như nước ngọt, trà sữa...

Đây là các loại thực phẩm đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và bệnh tim mạch.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨA MỠ VÀ CHOLESTEROL

- Mỡ bão hòa (có nhiều trong thịt đỏ, phô-mai, sản phẩm từ sữa) làm tăng cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol (tức là cholesterol xấu) trong máu, đây là những yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng

- Mỡ có gốc trans- (có nhiều trong thực phẩm chiên và nướng) làm tăng cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol, đồng thời làm giảm cholesterol tốt (là HDL-cholesterol)

- Thay đổi loại mỡ trong chế độ ăn (tức là thay thế mỡ bão hòa bằng mỡ không bão hòa) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỡ không bão hòa có nhiều trong dầu olive, hạt của trái, hạt cây, và dầu cá

- Các loại thực phẩm tự nhiên giàu cholesterol (như trứng, nghêu, sò, ốc, hến, lòng tạng) thật ra ít làm tăng cholesterol máu như ăn thực phẩm chứa mỡ bão hòa.

Bạn quan tâm đến bài viết? Hãy để lại bình luận!

Để được bác sĩ của chúng tôi giải đáp miễn phí những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài viết, vui lòng cho chúng tôi biết thắc mắc của bạn là gì? Chúng tôi sẽ gửi câu trả lời trong vòng 24h. 

Bài viết liên quan

Nhận biết triệu chứng cao huyết áp sớm, phòng tránh biến chứng cao
Triệu chứng cao huyết áp diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim… và có nguy cơ tử vong cao.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Xem bóng đá và nguy cơ nhồi máu cơ tim
Cảm giác hồi hộp khi xem bóng đá, nhất là những trận bóng kịch tính của đội mình yêu thích, không chỉ là sự tận hưởng niềm thích thú đối với người xem, mà còn được ví như “chất kích thích” giúp cảm xúc vỡ oà khi đội yêu thích ghi bàn hay chiến thắng. Tuy nhiên, hãy cảnh giác! Bởi cảm xúc mạnh này có thể trở thành nguy cơ nhồi máu cơ tim không phải ai cũng biết!

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Tham gia Trắc nghiệm "Trái tim bạn bao nhiêu tuổi" - Nhận cơ hội tư vấn miễn phí với bác sĩ
Bệnh tim ngày nay đã trở thành một bệnh lý phổ biến và là một gánh nặng thật sự với tất cả chúng ta với tỉ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến sức khoẻ trái tim đã dẫn đến hậu quả là người bệnh chỉ phát hiện tình trạng thực của tim khi đã quá muộn, khiến hiệu quả điều trị giảm đi đáng kể, đồng thời cũng gia tăng áp lực về chi phí chạy chữa. Phát hiện sớm các triệu chứng gây ra các bệnh lý tim mạch giúp chúng ta có biện pháp xử trí kịp thời và nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài viết gần đây/mới

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

LIỀU VÀ LỊCH TIÊM VẮC-XIN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHÍNH XÁC
Từ ngày 10/5/2024, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép mở rộng độ tuổi chỉ định tiêm vaccine Gardasil 9 ngừa HPV dành cho người từ 27 đến 45 tuổi đã có thể tiêm vaccine HPV, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ không đạt được như mong muốn.

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}