ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bảo vệ bệnh nhân ung thư trong mùa Covid

Bảo vệ bệnh nhân ung thư trong mùa Covid
Sự lây lan nhanh của bệnh lý hô hấp cấp tính do COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống. Việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh bao gồm: giữ khoảng cách tiếp xúc, sát khuẩn tay và đường hô hấp trên, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết là những yếu tố cực kỳ quan trọng.
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư trong giai đoạn này là một thách thức lớn, cần phải cân nhắc giữa nguy cơ tử vong do bệnh lý ung thư và do biến chứng đường hô hấp của SARS-CoV-2 gây ra, đặc biệt nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm COVID-19 ở những cơ thể miễn dịch kém.
Nhiều bệnh nhân ung thư đang phải rất chật vật để được tiếp tục điều trị ung thư do một số bệnh viện đã tạm hoãn lịch phẫu thuật hoặc hóa trị, xạ trị.
❓ Tỷ lệ, triệu chứng lâm sàng và tiên lượng khi nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân ung thư có gì đặc biệt?
Bệnh nhân ung thư là nhóm người dễ nhiễm COVID-19, do đó cần gia tăng hạn chế tiếp xúc với người xung quanh kể cả các thành viên trong gia đình.
Cho đến thời điểm này, người ta ghi nhận khoảng 1-2% số ca ung thư bị nhiễm SARS-CoV-2. Những ca này bao gồm cả hiện tại lẫn tiền sử mắc ung thư, đặc biệt khi vừa mới điều trị xong hoặc còn đang điều trị. Tuy nhiên những dữ liệu còn ít và cần nhiều nghiên cứu lớn hơn.
Trong nhiều nghiên cứu, tỷ lệ số ca ung thư ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 có sự khác biệt lớn. Chẳng hạn một số nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này chỉ khoảng 1-2%. Trong khi đó, nghiên cứu ở Ý cho thấy 20% các ca tử vong do COVID-19 là những bệnh nhân ung thư đang điều trị.
Một ghi nhận về triệu chứng SARS-CoV-2 ở 28 bệnh nhân ung thư trong 3 bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc như sau:
- 67% nam giới, tuổi trung bình là 65, 25% là ung thư phổi.
- Triệu chứng lâm sàng bao gồm: sốt (82%), ho khan (81%), khó thở (50%), giảm bạch cầu Lympho (82%) và thiếu máu (75%)
- Hơn 50% bệnh nhân diễn tiến nặng, 21% phải chuyển ICU. Những bệnh nhân nặng là những bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị, điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch trong vòng 14 ngày
🥽 CÁC HƯỚNG DẪN ĐẶC BIỆT
🟢 Cần phải cân bằng giữa nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2 với nguy cơ của việc trì hoãn điều trị ung thư.
🟢 Không có 1 quy định thống nhất nào cho xử trí tình huống điều trị bệnh nhân ung thư trong mùa COVID-19 mà phải tùy từng trường hợp cụ thể.
🟢 Nếu ung thư thuộc dạng diễn tiến chậm, ta có thể dời lại việc điều trị hơn 3 tháng, bất kể tuổi tác, bao gồm cả phẫu thuật và xạ trị, ví dụ như ung thư da không melanoma; K vú ER, PR dương và HER-2 âm ở phụ nữ đã mãn kinh và có thể thay thế bằng điều trị nội tiết; hoặc ung thư hệ tạo huyết mãn tính như bạch cầu lympho mãn.
🟢 Nếu ung thư thuộc dạng diễn tiến trung bình, ta có thể trì hoãn điều trị trong vòng khoảng 3 tháng, đặc biệt ở những bệnh nhân từ trên 50 tuổi.
Một số ca chọn lọc có thể được hóa trị như ung thư vú di căn xa, đại trực tràng, phổi và những u đặc khác. Tuy nhiên đôi khi quyết định khá khó khăn tùy mỗi trường hợp bệnh nhân.
Với những trường hợp bệnh diễn tiến quá nhanh , việc trì hoãn điều trị lên đến 3 tháng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, trong khi đó 1 số ca diễn tiến chậm như ung thư thận tế bào sáng di căn ta có thể theo dõi vẫn cho kết quả tốt.
🟢 Nếu ung thư nguy cơ diễn tiến nhanh, không nên trì hoãn điều trị cho những bệnh nhân dưới 70 tuổi. Những trường hợp lớn tuổi hơn cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Thêm vào đó, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người có triệu chứng cúm khi đang sử dụng thuốc điều trị ung thư, giảm tối đa những cuộc thăm khám khi không thực sự cần thiết, hạn chế khách thăm nội trú và ngoại trú, tăng cường hỗ trợ thăm khám và tư vấn từ xa, có thể cho toa thuốc uống tại nhà.
🟢 Một số trường hợp sẽ ưu tiên điều trị tân hỗ trợ (nội tiết) để trì hoãn việc phải nhập viện phẫu thuật trong giai đoạn dịch bệnh.
🩺 Hướng dẫn của ASCO khuyến cáo
Đối với bệnh nhân đã ổn định cần điều trị duy trì, nên cân nhắc ngừng hóa trị. Tương tự đối với những bệnh nhân mà hóa trị hỗ trợ ít có lợi và có thể thay thế bằng những thuốc ít có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như hormon trong K vú, K tiền liệt tuyến chẳng hạn.
Hóa trị đường uống hoặc bơm truyền có thể thực hiện nhưng cần phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
Nếu một cơ sở y tế điều trị ung thư bị ảnh hưởng nhiễm COVID-19 nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi kế hoạch điều trị để giảm số lần thăm khám hoặc sắp xếp cho bệnh nhân điều trị ở bệnh viện khác.
🏵 Điều trị miễn dịch:
Đến nay, chưa có dữ liệu cho thấy điều trị ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (checkpoint) có ảnh hưởng gì đến việc nhiễm COVID-19 hay không. Tuy nhiên điều trị miễn dịch có khả năng gây viêm phổi, sẽ tăng độ trầm trọng các biến chứng khi nhiễm COVID-19. Đối với những bệnh nhân này nếu có yếu tố phơi nhiễm, tốt nhất là ngưng điều trị cho đến khi qua giai đoạn an toàn.
Cần phải xét nghiệm COVID-19 cẩn thận ở những người hiến máu ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Thăm khám sau truyền máu cũng cần hạn chế tối đa
🏵 Chăm sóc nâng đỡ
Mặc dù sử dụng yếu tố tăng sinh tủy, thông thường chỉ định ở những ca nguy cơ cao sốt giảm bạch cầu hạt trong giai đoạn dịch bệnh, ASCO khuyến cáo thuốc có thể sử dụng cho cả những bệnh nhân nguy cơ sốt giảm bạch cầu thấp cho mục đích phòng ngừa.
Không có vai trò phòng ngừa của thuốc kháng virus ngay cả ở những bệnh nhân sử dụng thuốc đè nén miễn dịch.
Bơm rửa buồng tiêm vẫn cần thực hiện mỗi 4-6 tuần, một số khuyến cáo cho phép trì hoãn đến 12 tuần, thậm chí bệnh nhân có thể được đào tạo để thực hiện tại nhà, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật vô trùng là vấn đề gây hạn chế thực hiện.
Tất cả các phẫu thuật hoặc thủ thuật không quá cần thiết, không khẩn cấp hoặc cấp cứu đều phải dời lại.
🏵 Theo dõi sau điều trị
Theo khuyến cáo của CDC, nếu tái khám định kỳ ở những bệnh nhân nguy cơ tái phát thấp và không có triệu chứng, có giới hạn khoảng thời gian theo dõi thì ta nên trì hoãn thời điểm tái khám ở giới hạn lâu nhất.
🏵 Chăm sóc tâm lý
Dịch bệnh gây ra những lo âu dẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ, cảm giác chối bỏ, giận dữ và sợ hãi. Người bệnh ung thư càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn với những cảm giác vốn có lo lắng, sợ sệ, dễ bị tổn thương….. do đó khi bị hạn chế về chăm sóc y tế, họ cảm giác thêm cô độc và bị tách biệt.
💟 Tuân thủ cách ly xã hội tối đa khi thực hiện chăm sóc y tế cho người ung thư
Tất cả các hoạt động tư vấn, điều trị, tái khám đều có nguy cơ cao tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, đội ngũ y tế và những bệnh nhân khác. Việc này làm tăng khả năng lây nhiễm COVID giữa những người tiếp xúc.
Tất cả các bệnh nhân cần phải được sàng lọc bằng cách phỏng vấn từ xa 1-2 ngày trước khi đến bệnh viện. Tư vấn và thăm khám từ xa là mô hình dịch vụ y tế (qua điện thoại hoặc video call) mới trong nỗ lực giãn cách xã hội, góp phần quan trọng để giải quyết những lo lắng và các điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên có thể dẫn đến những hiểu lầm hoặc mất liên lạc với bệnh nhân, gây nên những trì hoãn điều trị không đáng có.
Do đó khi nhân viên y tế và bệnh nhân sử dụng loại hình chăm sóc y tế này, ta phải chấp nhận những lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn. Thêm vào đó, có những trường hợp bệnh phải được bác sĩ thăm khám trực tiếp mà thăm khám và cho thuốc từ xa không thể thay thế được.
 
---

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 5 THÓI QUEN NGÀY TẾT GÂY ĐAU CƠ XƯƠNG KHỚP
Đau cơ xương khớp sau dịp nghỉ Tết là vấn đề ngày càng phổ biến, ở người lớn tuổi lẫn người trẻ. Nguyên nhân do các thói quen sai tư thế, sinh hoạt không khoa học, lười vận động,... Để phòng ngừa, mời bạn cùng Bác sĩ CarePlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ IV – 2024
Tham khảo thống kê sức khỏe nhân sự doanh nghiệp Q4/2024 từ CarePlus và giải pháp chăm sóc thể chất - tinh thần cho đội ngũ nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, xây dựng đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết lâu dài.

ĐAU VAI CẢNH BÁO BỆNH GÌ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ
Đau vai là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua; tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, gãy xương,... Cùng tìm hiểu với Bác sĩ CarePlus trong bài viết dưới đây!

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}