ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những ảnh hưởng tim mạch thường gặp sau nhiễm Covid-19

Những người mắc COVID-19 có thể bị những ảnh hưởng trong và sau khi đã hồi phục. Trong đó, ảnh hưởng đến tim mạch sau nhiễm COVID-19 thường gặp nhất và được phản ánh nhiều nhất.

Những ảnh hưởng tim mạch thường gặp sau nhiễm Covid-19

29/03/2022 1:41:08 CH

Một số triệu chứng phổ biến ở những người mắc "COVID kéo dài" chẳng hạn như đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực và khó thở, có thể là do các vấn đề về tim, hoặc chỉ từ việc bị mắc bệnh COVID-19. Làm thế nào để bạn biết nếu các triệu chứng của bạn có liên quan đến tim hay không, có nguy hiểm không và bạn nên làm gì?

COVID-19, căn bệnh do virus corona SARS-CoV-2 gây ra, có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim gây ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch.

1. Nhịp tim nhanh

Sau khi mắc COVID-19, nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực một cách bất thường, cần đi khám bác sĩ. Sự gia tăng nhịp tim tạm thời có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả mất nước. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước, đặc biệt là nếu bạn bị sốt.

Các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm:

  • Cảm thấy tim đập nhanh hoặc không đều trong lồng ngực (hồi hộp đánh trống ngực)
  • Cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi đứng
  • Khó chịu ở ngực
  • Chuyên gia chỉ ra những ảnh hưởng đến tim mạch sau nhiễm COVID-19 - Ảnh 4.
  • Nhịp tim nhanh là trên 100 nhịp/phút.

2. Hội chứng nhịp tim nhanh ở tư thế đứng sau COVID-19

Những người hồi phục sau nhiễm coronavirus đôi khi có các triệu chứng của một tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh khi bạn ở tư thế đứng).

Hội chứng này có thể gây ra nhịp tim nhanh khi bạn đứng dậy, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não (xây xẩm, chóng mặt..), mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng và các triệu chứng khác.

3. Nhồi máu cơ tim có khả năng xảy ra cao hơn ở những người sau nhiễm COVID-19 không?

Nhồi máu cơ tim có một số hình thái khác nhau. Trong đó, nhồi máu cơ tim loại 1, gây ra bởi cục máu đông hình thành gây tắc một trong các động mạch vành của tim, có xu hướng tăng hơn nhưng chưa rõ ràng trong và sau giai đoạn hồi phục so với người không nhiễm.

Tuy vậy, nhồi máu cơ tim loại 2 (là do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim nhưng không phải do tắc động mạch vành do cục máu đông trực tiếp) lại gặp phổ biến hơn với COVID-19. Loại nhồi máu cơ tim này có thể gây ra bởi sự gia tăng các căng thẳng trên tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, nồng độ oxy trong máu thấp hoặc thiếu máu, bởi vì cơ tim không nhận đủ oxy được cung cấp trong máu để thực hiện công việc bổ sung này.

4. Các vấn đề về tim ở trẻ em sau COVID-19

Trẻ em bị nhiễm coronavirus không có vấn đề nghiêm trọng thường xuyên như người lớn. Một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng của COVID-19 được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, hoặc viết tắt là MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children), có thể gây tổn thương tim nghiêm trọng, sốc tim hoặc tử vong.

Một số trẻ sống sót sau MIS-C có thể có di chứng nhịp tim bất thường và cơ tim đờ khiến tim không thể thư giãn bình thường và đập đúng cách. MIS-C có một số đặc điểm tương tự như bệnh Kawasaki.

Tổn thương tim do COVID-19 gây ra có vĩnh viễn không?

  • Sự phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Rất ít trường hợp bị hội chứng mạch vành cấp nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim cấp tính, do COVID-19 gây ra.
  • Các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh tim cho thấy có những thay đổi nhỏ trong cơ tim của một số người sống sót sau COVID-19. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ này tồn tại trong bao lâu - và chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào - vẫn chưa được biết.
  • COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bơm máu của tim, nhưng những bất thường này thoáng qua và ít có khả năng gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Một số biện pháp vật lý trị liệu, các bài tập thở có thể giúp ích những người sau nhiễm COVID-19 có thể phục hồi nhanh hơn và ít di chứng hơn.

Các chuyên gia khuyên bất cứ ai hồi phục sau COVID-19 cần ý thức được quá trình phục hồi là dần dần và cần có thời gian (hàng tháng, năm).

 

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}