ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhận diện các bệnh lý thường gặp ở tuyến vú

Nhận diện các bệnh lý thường gặp ở tuyến vú

14/07/2021 4:34:21 CH

🌸Các rối loạn ở tuyến vú hầu hết được chẩn đoán là lành tính, một số trường hợp không cần điều trị hoặc chỉ cần điều trị đơn giản. Tuy nhiên, cho dù là không nguy hiểm đến tính mạng thì chị em chúng ta vẫn nên tự kiểm tra vú hoặc tầm soát vú định kỳ để phát hiện sớm những bất thường thầm lặng. Đối với một số rối loạn bất thường biểu hiện bằng những triệu chứng đáng lo ngại thì chị em nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chuyên sâu hơn.
🌸Các bệnh lý tuyến vú mà chị em chúng ta hay gặp phải bao gồm:
🌀Đau vú
Đau vú là triệu chứng khá phổ biến thường là do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Uống thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone cũng có thể gây đau vú. Một số chị em bị đau vú hàng ngày, không chỉ trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau này thường liên quan đến đau vai, cổ và nách và có thể tệ hơn vào cuối ngày hoặc sau khi tập thể dục. Một số ít chị em bị đau vú ở mức nghiêm trọng hơn và cần phải điều trị. Tuy nhiên, không phải tất cả các cơn đau vú đều là dấu hiệu của bệnh ung thư.
🌀Thay đổi nội tiết tố
Đây là những thay đổi có thể gây sưng, tạo mảng cứng hoặc đau vú. Nhiều chị em do những thay đổi hormone gây ảnh hưởng đến mô vú trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này thường xảy ra trong hoặc ngay trước một kỳ kinh. Các chị em đang sử dụng phương pháp điều trị nội tiết tố để tránh thai (uống thuốc) hoặc liệu pháp thay thế hormone cũng có thể gặp những thay đổi này.
🌀U nang vú
Nang vú xảy ra khi chất dịch bị tắc trong mô vú và rất phổ biến ở phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi. Nang vú thường tiêu đi khi mãn kinh, nhưng phổ biến ở phụ nữ đang điều trị thay thế hormone. Các khối nang có thể mềm hoặc cứng và đôi khi có thể gây đau khi chạm vào. Có thể có nhiều nang phát triển cùng một lúc và những nang này hầu hết là vô hại. Bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật hút chất dịch trong nang bằng kim nhỏ.
🌀U sợi tuyến vú
U sợi tuyến vú là những khối u vô hại của mô tuyến và mô sợi và thường gặp ở phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi. Nguyên nhân gây ra u sợi tuyến vú hiện nay vẫn chưa được giải thích thỏa đáng. Những u này có thể không gây đau hoặc trở nên mềm hơn trước khi có kinh. Một số u chỉ phát triển trong thời kỳ mang thai.
🌀Một số 'cục u' phổ biến khác
Mô sẹo cứng do chấn thương hoặc phẫu thuật vú trước đó, chẳng hạn như sinh thiết, có thể gây ra cục u. Silicone được tiêm vào ngực vì lý do thẩm mỹ đôi khi có thể cứng lại và tạo cục.
🌀Tiết dịch núm vú
Tiết dịch từ núm vú khá phổ biến và thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đôi khi núm vú tiết dịch có thể do ung thư hoặc các bệnh khác. Nếu chưa yên tâm, bạn có thể đi khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt nếu núm vú bị chảy máu hoặc chảy nước, hoặc nếu dịch tiết chỉ xuất phát từ một bên vú.
🌀Núm vú bị đau, nứt và ngứa
Việc cho con bú có thể khiến núm vú bị đau, nứt hoặc ngứa. Da xung quanh núm vú có thể bị nứt ra và trở nên đau đớn. Bác sĩ sẽ tư vấn đề chấm dứt tình trạng này. Nếu núm vú bị nứt khi bạn không cho con bú hoặc mang thai, hãy đến gặp bác sĩ.
🌀Núm vú tụt vào trong
Một số chị em có núm vú bị tụt vào trong và điều này hoàn toàn bình thường. Núm vú tụt vào trong có thể do bẩm sinh hoặc do cho con bú, hoặc có thể do bạn mang thai. Tuy nhiên, nếu núm vú tụt vào trong một cách bất thường thì cần phải lưu ý và tham vấn bác sĩ.
🌀Nhiễm trùng vú và núm vú
Nhiễm trùng ở vú không gây ung thư vú nhưng cần được điều trị kịp thời. Nếu bạn bị viêm hoặc nhiễm trùng ở núm vú, đó có thể là dấu hiệu của bệnh chàm (một vấn đề về da thông thường) hoặc tình trạng giãn ống dẫn sữa.
Viêm vú là tình trạng sưng đau ở vú do nhiễm vi khuẩn thông thường hoặc vi khuẩn lao. Bệnh thường liên quan đến việc cho con bú và thường phát triển từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh. Vú trở nên đỏ, nóng, sưng và đau. Và bạn có thể bị sốt, ớn lạnh nếu nhiễm trùng lan rộng. Viêm vú cần được bác sĩ tư vấn và thăm khám, và một số trường hợp có thể phải sử dụng kháng sinh.
Các triệu chứng của viêm vú đôi khi có thể được tìm thấy ở chị em không cho con bú, ví dụ như ở chị em mắc bệnh tiểu đường, hoặc có hệ miễn dịch kém. Viêm vú tái phát thường liên quan đến hút thuốc.
 
ĐĂNG KÝ gói Tầm soát Ung thư dành cho Nữ

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}