ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Điều gì sẽ xảy ra - Khi chúng ta tiếp xúc liên tục các thiết bị điện tử trên 3h/ ngày

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 90% nguy cơ mắt bị suy giảm thị lực nếu phải tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trên 3h/ngày. “Hội chứng thị giác màn hình” là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về mắt mà chúng ta thường mắc phải khi tiếp xúc quá nhiều với màn hình thiết bị điện tử.

Điều gì sẽ xảy ra - Khi chúng ta tiếp xúc liên tục các thiết bị điện tử trên 3h/ ngày

05/12/2022 1:41:57 CH

Triệu chứng dễ dàng nhận thấy nhất là nhức mắt, mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt, thậm chí là đau cổ, vai gáy, mệt mỏi,… Nguyên nhân của hội chứng này là do nguồn sáng xanh phát ra từ màn hình, chúng xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt, gây tổn thương võng mạc.

Sử dụng màn hình nhiều còn khiến da nhanh bị lão hoá. Các cấu trúc collagen tận sâu bên trong, làm da yếu đi, tổn thương dần theo thời gian bởi các tia bức xạ máy tính. Lâu dần, da chúng ta nhanh chóng bị sần sùi, xỉn màu, chùng nhão, chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn.

Dễ bị rối loạn tâm thần hay tác động mạnh về tâm lý là một tác hại tiếp theo có thể nhiều người trong chúng ta chưa từng nghĩ tới. Với những người sử dụng máy tính quá nhiều trong thời gian lặp đi lặp lại liên tục, chúng ta sẽ hình thành thói quen, thậm chí là “nghiện” ngồi máy tính. Đến khi không ngồi máy nữa, chúng ta sẽ dễ cảm thấy bồn chồn, khó chịu và chỉ có thể tìm lại cảm giác yên tâm nếu mở máy tính lên sử dụng lại.

Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ gây rối loạn tinh thần, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.

Một rắc rối khác là việc những chấn thương ngón tay do việc gõ phím quá nhiều. Nặng hơn, khi chúng ta ngồi quá lâu một tư thế trước máy tính sẽ gây ra vấn đề tổn thương cơ xương bả vai, đốt sống cổ, đốt sống lưng. Chính vì thế mà người dùng máy tính quá nhiều sẽ thường xuyên bị các triệu chứng như đau tay, mỏi cổ, mỏi vai liên miên không dứt.

Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi phải ngồi trước màn hình quá nhiều.
Để hạn chế những tác hại từ việc ngồi trước màn hình liên tục trong thời gian dài gây ra:
a) Điều chỉnh thời gian ngồi trước màn hình máy vi tính một cách hợp lý.
- Chúng ta có thể áp dụng một quy tắc rất đơn giản, dễ thực hiện, được khuyến cáo bởi các chuyên gia ở Mỹ: 20 – 20 – 20.
- Cụ thể là sau khoảng 20 phút ngồi làm việc với máy tính thì bạn nên tạm dừng, nhìn ra một góc nào đó xa xa khoảng 20 feet (tương đương 6m), trong vòng khoảng 20 giây. Sau đó thì quay lại tiếp tục làm việc.

b) Tập thói quen chớp mắt thường xuyên hơn hoặc chuẩn bị sẵn một lọ nhỏ nước mắt nhân tạo để mắt không bị khô.
Thỉnh thoảng chúng ta cũng nên nhắm mắt lại trong khoảng vài phút để mắt được nghỉ ngơi.

c) Đeo kính bảo vệ mắt khi dùng máy tính:
- Cụ thể ở đây là kính lọc ánh sáng xanh, giúp cản một phần ánh sáng gây hại cho mắt bên ngoài tròng kính. Hình ảnh qua tròng kính này sẽ ngã nhẹ sang màu vàng, tạo sự êm dịu cho mắt.

d) Kết hợp ăn uống thức ăn tốt cho mắt:
- Chúng ta có thể uống bổ sung các loại sinh tố có chứa nhiều vitamin A, hay cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây. Cần chú ý bổ sung thêm các vi lượng như đồng, kẽm để ngăn ngừa lão hoá, giúp cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

e) Bảo vệ làn da:
- Giảm thời gian ngồi nhìn màn hình máy tính
- Giữ khoảng cách an toàn khoảng 30 – 45cm trước màn hình máy tính.
- Đặt các loại cây có tác dụng hút bức xạ nhiệt máy tính hiệu quả như xương rồng, trầu bà, lưỡi hổ, sen đá,… trên bàn làm việc.
- Rửa mặt thường xuyên mỗi 2 giờ/ lần trong suốt quá trình ngồi làm việc hay sau khi sử dụng màn hình cũng giúp loại bỏ phần nào lượng bức xạ bám chặt trên làn da.
- Thoa kem dưỡng bảo vệ da hay cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da từ bên trong để giữ gìn da không bị tổn thương bởi bức xạ nhé.

f) Bảo vệ cột sống và xương khớp:
- Chúng ta nên xoay người, thay đổi tư thế ngồi sau khoảng 15-20 phút ngồi làm việc với máy tính.
- Đừng bỏ qua những dấu hiệu ê ẩm cột sống, chúng ta nên đứng dậy hít một hơi thật sâu, sau đó vận động nhẹ cho cơ thể được thả lỏng và phục hồi.
- Sau mỗi ngày làm việc, chúng ta nên kết hợp tập thể dục.
Đặc biệt là các môn như yoga, chạy bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu rất tốt cho việc tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.
- Việc ngồi trước màn hình máy tính nhiều giờ liền là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Thay vì thỏa hiệp với những tác hại do hành vi này gây ra, bạn hãy chủ động thực hiện những thói quen tốt, hay các biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân, từ đó thêm giàu năng lượng để hoàn thành tốt công việc.

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}