ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh nhân Ung thư có nên tiêm vắc xin Covid-19?

Bệnh nhân Ung thư có nên tiêm vắc xin Covid-19?
Nhiều người bị ung thư hoặc có người thân đang điều trị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi thực hiện tiêm một trong các loại vắc xin COVID-19 đã được phê duyệt hay không. Chúng ta biết rằng người có bệnh lí nền chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim, nếu mắc Covid có nguy cơ tiến triển bệnh nghiêm trọng hơn những trường hợp khác.
🔔 Các Hiệp hội và mạng lưới phòng chống ung thư như ASCO, ESMO, NCCN, ANZTCT, HSANZ, MOGA đã đưa ra những khuyến cáo cho trường hợp bệnh nhân ung thư như sau:
🧬Bệnh nhân ung thư có nên chích ngừa Covid-19 được không?
Hiện tại, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm ngừa như bình thường, trừ khi có các thành phần trong thuốc gây chống chỉ định chung. Tuy nhiên bạn cần được tư vấn về sự an toàn của vắc xin cũng như khả năng hệ miễn dịch của mình đáp ứng kém hơn với vắc xin, và vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa Covid-19. Các chuyên gia nhận định rằng vắc xin giúp làm giảm nguy cơ có triệu chứng nặng khi nhiễm Covid-19.
🎗 Bệnh nhân ĐANG điều trị ung thư có tiêm vắc xin được không?
Cho đến thời điểm này, thông tin vẫn cho thấy không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang điều trị ung thư. Đã có nhiều kinh nghiệm về an toàn tiêm các loại vắc xin khác khi bệnh nhân đang điều trị ung thư như hóa trị, điều trị miễn dịch và xạ trị, thường việc tiêm vắc xin được thực hiện giữa các chu kỳ điều trị ung thư để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và đảm bảo hiệu quả của vắc xin.
🧬Bệnh nhân ĐÃ điều trị ung thư có tiêm vắc xin được không?
Bệnh nhân đã điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin an toàn như những người khác. Một số nghiên cứu cho thấy vắc xin loại mRNA có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán hình ảnh trong ung thư . Ví dụ như hình ảnh bệnh lý hạch nách ở bệnh nhân ung thư vú có thể gặp nhiều hơn sau khi tiêm vắc xin Moderna và Pfizer-BioNTech.
Một nghiên cứu của SBI (Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh ung thư vú) cho thấy sau khi tiêm vắc xin Moderna thì cảm giác căng và phù vùng nách quan sát thấy ở 11,6-16% bệnh nhân ung thư vú, thường xảy ra trung bình 1-2 ngày sau tiêm, kéo dài 2-4 ngày.
🛡 Các liệu pháp điều trị ung thư và thời điểm tiêm vắc xin Covid- 19
• Bệnh nhân hoá trị và điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Nên tiêm vắc xin ở thời điểm không có giảm bạch cầu máu. Do sau tiêm vắc xin 24-48 giờ có thể bị sốt, nếu kèm giảm bạch cầu bạn cần phải nằm viện theo dõi. Một số trường hợp cần trì hoãn việc tiêm vắc xin như khi hóa trị ở bệnh nhân bệnh ung thư hệ tạo huyết.
• Bệnh nhân điều trị miễn dịch, điều trị hormone, xạ trị: không hạn chế thời điểm tiêm vắc xin.
• Bệnh nhân điều trị corticoids: corticoids làm giảm đáp ứng miễn dịch, do đó bạn cần tư vấn với bác sĩ điều trị để lựa chọn thời gian cụ thể.
• Đang điều trị Rituximab, Blinatumomab, Anti-thymocyte globulin, Alemtuzumab và các thuốc làm giảm Lymphocyte khác: các thuốc này làm giảm tế bào Lympho, do đó hiệu quả tiêm vắc xin tốt nhất là ít nhất 3 tháng sau khi hoàn tất điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng dịch bệnh Covid-19 quá nặng nề, bạn có thể cân nhắc tiêm vắc xin vì cũng có tác dụng bảo vệ một phần.
• Bệnh nhân điều trị phẫu thuật: do vắc xin có thể gây sốt sau 24-48 giờ, bạn cần tránh tiêm chủng trong vòng vài ngày trước và sau phẫu thuật vì sốt có thể phải trì hoãn phẫu thuật.
• Bệnh nhân đã phẫu thuật hạch nách (bao gồm cả ung thư vú): cần được tiêm vắc xin ở tay đối bên, vì vắc xin có thể làm phì đại hạch nách và làm nặng thêm tình trạng phù cánh tay.
• Bệnh nhân đã điều trị tế bào gốc và CART: Nếu điều trị trong vòng 3 tháng hoặc tế bào B thấp thì cần tư vấn kỹ với bác sĩ điều trị để cân nhắc việc tiêm vắc xin.
• Bệnh nhân đã điều trị quang hóa (extracorporeal photopheresis) hoặc lọc huyết tương: kế hoạch điều trị nên thực hiện ít nhất 2 tuần sau khi tiêm vắc xin.
• Những bệnh nhân dị ứng nặng với hóa chất hoặc kháng thể đơn dòng: các thành phần polyethylene glycol và polysorbate trong hóa chất có thể gặp trong vắc xin, do đó nếu bạn đã dị ứng với các thuốc này khi điều trị thì cần đặc biệt lưu ý.
• Bệnh nhân đã dị ứng nặng với liều vắc xin đầu tiên: không nên tiêm liều thứ 2, ngoại trừ được bác sĩ dị ứng xem xét kỹ.
• Nếu bạn đã nhiễm Covid- 19: bạn vẫn nên tiêm vắc xin sau khi đã nhiễm Covid-19 (mặc dù theo lý thuyết bạn có thể chờ 3-6 tháng sau khi bị nhiễm mới tiêm lại).
----
 

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Bài viết liên quan

Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt và giá bao nhiêu?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em trong độ tuổi dưới 26. Hiện ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến thứ hai (sau ung thư vú) ở phụ nữ. Bên cạnh việc khám và tầm soát định kỳ, tiêm ngừa vắc xin là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn sớm rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn nên thường chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng, gây nhiều khó khăn trong điều trị.

Bài viết gần đây/mới

PHÂN BIỆT VIÊM NƯỚU VÀ VIÊM NHA CHU
Viêm nướu và viêm nha chu cùng là bệnh về nướu, có biểu hiện nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Tìm hiểu ngay về sự khác biệt giữa nguy cơ và cách điều trị mỗi bệnh để chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng.

By BS. Phan Hữu Quang

VÌ SAO NGƯỜI BÉO PHÌ DỄ BỊ UNG THƯ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng thừa cân - béo phì là một trong những yếu tố chiếm tỷ lệ cao. Vì sao béo phì làm tăng nguy cơ ung thư? Cùng tìm hiểu với chuyên gia tại CarePlus nhé!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

CHỦ ĐỘNG TIÊM NGỪA BỆNH SỞI - GIẢM THIỂU NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH
Theo SYT TPHCM thì trong 6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 16 trường hợp bệnh sởi tại 04 quận, huyện là Quận 8, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh và đã xác định có 03 ổ dịch tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh.

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

10 NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG NƠI CÔNG SỞ MÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN LƯU Ý
Theo Báo cáo sức khỏe nơi công sở năm 2024 của Champion Health và chia sẻ của các chuyên viên tâm lý Dịch vụ Sức khỏe Tinh thần tại Hệ thống Phòng khám CarePlus: Tình trạng căng thẳng nơi công sở có nguy cơ dẫn đến sút giảm năng suất công việc, gia tăng tỉ lệ nghỉ việc,...; từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

THÔNG KÊ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP QUÝ II-2024
Nhằm mang đến góc nhìn mới về tầm quan trọng của sức khỏe thể chất và tinh thần tại nơi làm việc, đồng thời đưa ra giải pháp chăm sóc kịp thời, CarePlus thực hiện thống kế tình trạng sức khỏe nhân sự doanh nghiệp quý II/2024 với những thông tin mới nhất.

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Theo đó, mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Hơn thế nữa, con số phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang ngày càng cao do sự ô nhiễm từ môi trường, thức ăn và lối sống thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. ₫1.600.000 ₫1.280.000

Tầm Soát Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng (Nội Soi Không Tiền Mê)
Ung Thư Thực Quản - Dạ Dày - Tá Tràng là bệnh ác tính phổ biến thứ tư trên toàn thế giới. Số người mắc bệnh ngày càng tăng bởi lối sống thiếu lành mạnh và ăn uống thiếu khoa học hiện nay. Bệnh dễ di căn và gây tử vong cao vì triệu chứng ung thư giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản- dạ dày - tá tràng là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh. ₫2.500.000 ₫2.000.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}