ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Báo động! Cứ 10 trẻ em tiểu học có 5 trẻ bị thừa cân béo phì

Theo nghiên cứu mới nhất của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học nước ta đang chiếm tới 50%, nghĩa là cứ 10 bé là có 5 bé bị thừa cân béo phì.

Báo động! Cứ 10 trẻ em tiểu học có 5 trẻ bị thừa cân béo phì
Theo ghi nhận của CarePlus, hiện có nhiều bé đang phát triển cân đối bình thường nhưng vẫn được ba mẹ dẫn đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám suy dinh dưỡng với lý do là so với các bạn cùng lớp nhìn con em gầy gò quá.

Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe

Thừa cân béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, mà trẻ bị thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn so với các trẻ bình thường khác. Cụ thể, trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ bị dậy thì sớm và dễ mắc các bệnh mà thường chỉ gặp ở người lớn tuổi như bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu,...

Làm sao để biết con bị thừa cân, béo phì?

Để đánh giá một trẻ có bị thừa cân béo phì hay không và ở mức độ nào, không thể chỉ dựa vào quan sát bên ngoài mà ba mẹ cần dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên cứu, cụ thể là áp dụng phương pháp phổ biến nhất được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là dựa vào chỉ số BMI.

Cách tính chỉ số BMI: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
(Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg)

Tuy nhiên, chỉ số BMI của trẻ em khác với người lớn. Mỗi trẻ ở các mốc tuổi khác nhau, giới tính khác nhau sẽ có thang đánh giá chỉ số BMI khác nhau. Cụ thể, CarePlus đã liệt kê dưới đây 4 bảng đo chỉ số BMI của WHO để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ (thừa cân/ béo phì/ bình thường/ suy dinh dưỡng)
  • BMI cho bé trai từ 0 đến dưới 5 tuổi
  • BMI cho bé gái từ 0 đến dưới 5 tuổi
  • BMI cho bé trai từ 5-19 tuổi
  • BMI cho bé gái từ 5-19 tuổi

Đối với trẻ từ 0 đến dưới 5 tuổi:

  • > 2 SD (trên đường màu đỏ): Trẻ thừa cân
  • > 3 SD (trên đường màu đen): Trẻ béo phì

Đối với trẻ từ 5-19 tuổi:

  • > 1 SD (trên đường màu vàng): Trẻ thừa cân
  • > 2 SD (trên đường màu đỏ): Trẻ béo phì

Phương pháp giảm cân nào là an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ béo phì

Bố mẹ và những người chăm sóc trẻ KHÔNG tự ý áp dụng các phương pháp giảm cân như low-carb, keto,...cho trẻ vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển và cần nhiều năng lượng cho các hoạt động hằng ngày như học tập, vui chơi,...Vì vậy, việc cắt giảm tinh bột hoặc các chất cần thiết không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (chiều cao, trí não,...) mà còn khiến trẻ luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến kết quả học tập và phát triển giao tiếp xã hội,... nguy cơ thiếu các khoáng chất và vitamin.
Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám tư vấn trực tiếp với bác sĩ nhi khoa để được bác sĩ đánh giá dinh dưỡng bằng phương pháp 24h Recall, từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ và đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn ba mẹ các biện pháp khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, qua việc thăm khám và dựa trên các kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ giúp phát hiện sớm những bệnh lý do biến chứng của thừa cân béo phì (nếu có) ở trẻ như tăng huyết áp, tiểu đường,...để có hướng điều trị kịp thời phù hợp.

9 Lời khuyên của Thạc sĩ Bác sĩ Nhi khoa LÊ THỊ KIM DUNG cho các gia đình có con đang bị thừa cân béo phì:

  • 0 dùng thức uống đồ ăn có đường (chú ý trái cây ngọt)
  • ≥ 1 giờ hoạt động thể lực
  • ≤ 2 giờ xem TV, điện thoại, chơi game
  • 3 suất sữa hoặc sản phẩm từ sữa loại tách béo
  • 4 ly nước mỗi ngày
  • ≥ 5 suất rau củ quả mỗi ngày
  • ≥ 6 ngày ăn cơm nhà mỗi tuần, bớt ăn hàng quán
  • 7 bữa sáng mỗi tuần, không bỏ ăn sáng
  • 8 giờ ngủ buổi tối
Cả nhà hãy cùng bé thực hiện nhé! Chúc cả nhà thành công ♥
-------
Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus cung cấp dịch vụ khám tư vấn dinh dưỡng với các bác sĩ Nhi khoa có chuyên môn cao, tận tâm và nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng.
Bên cạnh đó, CarePlus cũng xây dựng các gói tầm soát suy dinh dưỡng, thiếu vi chất và gói khám béo phì, giúp ba mẹ biết được những khiếm khuyết trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ, phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe (nếu có) do biến chứng của suy dinh dưỡng/thừa cân/béo phì,...để có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thăm khám, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn chi tiết và đặt lịch hẹn.
Hoặc Quý khách hàng có thể đặt hẹn trực tiếp qua Free Hotline 18006116 – Website www.careplusvn.com hoặc inbox Fanpage CarePlus
 
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS
Thành viên Singapore Medical Group
  • Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Website: www.careplusvn.com – Free Hotline: 1800 6116
  • Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-cong-ty-bao-hiem

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}