ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

3 bí kíp rèn bé tự ngủ ngoan

Giai đoạn 3-4 tháng đầu đời là thời điểm lý tưởng nhất để giúp bé hình thành nếp tự ngủ ngoan - là khi bé có thể tự ngủ 6-8h ban đêm và tự ngủ lại mà không khóc hay cần ba mẹ hỗ trợ khi bị thức giấc trong đêm. Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản bạn nên bắt đầu làm trong 3-4 tháng đầu đời để giúp bé tự ngủ.

3 bí kíp rèn bé tự ngủ ngoan

Bí kíp 1: Giúp bé phân biệt ngày và đêm

Trẻ nhỏ thường chưa phân biệt được ngày-đêm, đó là lý do vì sao bé thức vào ban đêm và ngủ ban ngày. Đây là những cách chúng ta giúp bé thay đổi để ngủ tốt hơn ban đêm:

  • Giữ phòng bé càng tối càng yên tĩnh càng tốt.
  • Chỉ bật đèn mờ, đèn chong nhỏ khi cần quan sát bé trong đêm
  • Khi bé thức giấc trong đêm, nhanh chóng ẵm dỗ, cho bú càng sớm càng tốt
  • Giữ yên lặng, nhẹ nhàng khi cho bú hay thay tã, không chơi hay nói chuyện với bé.
  • Từ 3 tháng tuổi, cố gắng giữ yên lặng và che rèm cho phòng tối hơn khi bé ngủ giấc ngắn trong ngày để bé dễ ngủ hơn

Bí kíp 2: Đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

Cố gắng đặt bé lên giường khi bé liu thiu nhưng chưa ngủ hẳn trong 3-4 tháng đầu. Điều này giúp con bạn phát triển liên kết giấc ngủ không lệ thuộc vào mẹ và có khả năng ngủ lại khi bị thức trong đêm

Nếu mẹ đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, bé sẽ liên kết giường với giấc ngủ (chứ không phải mẹ với giấc ngủ). Đến khi bé lớn hơn và không cần thức bú trong đêm, bé sẽ không cần mẹ giúp để đi ngủ trở lại khi bị thức giấc

Nếu bé thường cần ẵm để ngủ hay bú để ngủ, bé sẽ hy vọng được ẵm hay bú để ngủ lại khi bị thức giấc trong đêm, và bé dễ bị thức giấc thường xuyên mỗi 40 phút.

Nếu bé thường xuyên ngủ thiếp đi ở 1 chỗ khác và thức giấc trong giường hay nôi, điều này có thể làm bé ngạc nhiên, giận dỗi và khóc đòi mẹ.

Bí kíp 3: Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ

Khi bé thức dậy, hãy bắt đầu với việc cho bú, thay tã, nói chuyện và chơi với bé và dỗ bé ngủ khi bé bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ.

Nếu mẹ có thể làm được theo quy trình tuần tự như vậy, lặp đi lặp lại mỗi ngày thì sẽ giúp bé dễ nắm được quy tắc và ngủ tốt hơn. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, không dễ để thực hiện quy trình này 1 cách cứng nhắc. Đôi khi chúng ta cũng cần linh động khi áp dụng.

Một số biện pháp khác

  • Kiểm soát thời gian ngủ trong ngày

Để bé dễ ngủ hơn ban đêm, mẹ nên tránh cho bé ngủ nhiều hơn 4h/ 1 cử trong ngày. Tuy nhiên nếu bé ngủ quá ít, bé sẽ mệt mỏi, cáu gắt và khó dỗ ngủ hơn.

  • Bú và ngủ

Trẻ sơ sinh thường bú mỗi 2-4h. Bé thường dễ ngủ hơn khi bú no. Nếu bé đã bú trong vòng 2h trước đó và chưa ngủ được, hãy vỗ về bé một chút trước khi đặt vào giường. Nếu bé vẫn chưa ngủ được, có thể cho bé bú thêm chút  

  • Cai dần các cử bú đêm

Từ 6 tháng tuổi, nếu bé phát triển bình thường, có thể nghĩ đến việc cai bú đêm. Một số mẹ vẫn cố gắng duy trì cho bé bú đêm dù mẹ mệt mỏi vì nghĩ rằng phải cho bú đêm thì bé mới bú đủ và tăng cân tốt. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Không cần đánh thức cho bé bú đêm, hãy để bé ngủ tốt trong đêm, cơ thể nghỉ ngơi hoàn, khi thức dậy con sẽ đói và bú tốt hơn.

Tuy nhiên nếu bé vẫn muốn bú và mẹ vẫn muốn cho bé bú mẹ trong đêm cũng không sao. Nếu mẹ quyết định tiếp tục cho bú trong đêm, cố gắng đặt bé lại giường khi bé vẫn còn thức, đừng tương tác nhiều với bé, điều này giúp bé dễ cai bú đêm hơn khi đến thời điểm thích hợp.

Nếu trẻ thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc ba mẹ cần tư vấn để tập cho con thói quen đi ngủ tốt để cả gia đình có được giấc ngủ lành mạnh và đảm bảo sức khỏe, hãy đăng ký với CarePlus để được bác sĩ thăm khám và tư vấn qua free hotline 18006116 hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại website. Tải ứng dụng CarePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

 

Bài viết gần đây/mới

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}