ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy là do cơ thể trẻ bị mất nước và điện giải (muối) theo phân, ngoài ra tiêu chảy cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ vì trẻ ăn ít đi, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng đồng thời trẻ lại tăng nhu cầu các chất dinh dưỡng.

Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả nên hầu hết các trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện mà có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà.

Khi trẻ không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là ba mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ bệnh một cách đúng đắn, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, gia đình cần làm tốt 3 nguyên tắc sau đây:

                    BA NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ CHO TRẺ

1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và nôn. Nếu trẻ được uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy có thể phòng được mất nước.

Trẻ có thể uống nước chín, nước cơm, nước cháo, súp, nước dừa, dung dịch Oresol…

CẦN TRÁNH các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt, các thức uống có cà phêvì chúng làm cho bệnh xấu hơn.

NGUYÊN TẮC CHUNG:

  • Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ.
  • Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn).
  • Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

2. Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng

Nếu trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho bú thường xuyên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa công thức thì cần pha loãng ½ (pha loãng bằng một lượng nước chín tương đương) trong 2 ngày. Sau 2 ngày, cho trẻ ăn như thường lệ.

Nếu trẻ không còn bú mẹ: 

  • Cho trẻ ăn loại sữa mà trẻ đã ăn trước đó.
  • Cho trẻ ăn ngay sau khi thực phẩm được chế biến. Thức ăn cần được nấu kỹ hoặc nghiền nhỏ
  • Cho uống nước hoa quả tươi hoặc chuối nghiền để cung cấp Kali cho trẻ

Về thực phẩm: nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin và chất khoáng và dầu mỡ

Khuyến khích trẻ ăn thêm bữa: cho ăn ít nhất 6 lần 1 ngày, cho ăn ít và nhiều lần thì tốt hơn là cho ăn nhiều nhưng ít lần. Sau khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm ít nhất một  bữa mỗi ngày trong 2 tuần

3. Đưa trẻ đến khám cơ sở y tế nếu trẻ không khá lên sau 3 ngày hoặc trẻ có một trong các triệu chứng:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Tiểu ít hoặc không tiểu
  • Trẻ li bì, tay chân lạnh
  • Nôn liên tục
  • Trẻ rất khát
  • Co giật
  • Có máu trong phân

Bài viết gần đây/mới

CẠO VÔI RĂNG: GIẢI PHÁP NHỎ - LỢI ÍCH LỚN CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
cạo vôi răng định kỳ 6 –12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Khám phá công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm tại CarePlus, giúp loại bỏ mảng bám tận gốc, cho răng sáng khỏe

By BS. CKI. BÙI XUÂN ĐẠT

BỆNH CÚM KHÔNG CHỪA MỘT AI - HIỂU ĐÚNG ĐỂ BẢO VỆ CẢ GIA ĐÌNH
Đã từng có một số đợt bùng phát cúm lan rộng (gọi là đại dịch), dẫn đến tử vong của nhiều người trên toàn thế giới. Các đợt bùng phát này xảy ra khi các chủng virus cúm mới hình thành (thường từ lợn hoặc chim) và con người bị nhiễm bệnh vì họ không có khả năng miễn dịch với các loại virus này.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

MỖI NGÀY MỘT LY TRÀ SỮA CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE KHÔNG?
Trà sữa có ảnh hưởng sức khỏe không nếu bạn có thói quen uống mỗi ngày một ly? Đằng sau vị ngọt béo hấp dẫn là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý gì? Tham khảo ngay ở bài viết dưới đây!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

DINH DƯỠNG KHOA HỌC NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày Tết có thể khiến bệnh mạn tính trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Tham khảo lưu ý dinh dưỡng từ Bác sĩ CarePlus ngay!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỀ PHÒNG CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP Ở TRẺ VÀO MÙA TẾT
Dưới đây là các bệnh lý đường hô hấp hay gặp ở trẻ trong dịp lễ Tết. Tùy theo vị trí, tác nhân gây bệnh, lứa tuổi và cơ địa của trẻ mà trẻ có thể mắc những bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}