ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

NHẬN ĐỊNH BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN – BMI LIỆU CÓ ĐỦ?

Hẳn bạn đã biết đến thuật ngữ BMI - Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) ngày nay được sử dụng phổ biến trong việc đo lường để đánh giá thể trạng của một người. Chỉ số BMI bao gồm các thông số về chiều cao, cân nặng, hình dáng để cho ra kết quả là bạn đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng hoặc cân đối.

NHẬN ĐỊNH BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN – BMI LIỆU CÓ ĐỦ?

Cách tính chỉ số BMI khá đơn giản. Bạn chỉ cần chia cân nặng với bình phương chiều cao để cho ra kết quả cuối cùng. Việc đánh giá chỉ số BMI tùy thuộc vào yếu tố nhân chủng học. Đối với người châu Á, thông số BMI được xác định ở một người có ý nghĩa như sau: 

  • BMI < 18.5 là thiếu cân. 
  • BMI dao động từ 18.5 -> 24.99 là bình thường. 
  • BMI dao động từ 23 -> 24.99 là thừa cân. 
  • BMI > 25 là béo phì. 

Ví dụ: BMI của 1 người có cân nặng 65 kg và chiều cao 1.6 m được tính như sau BMI = 65/ (1.6 x 1.6) = 25.4 kg/m2 . Như vậy người này được xác định là béo phì do BMI ³ 25 kg/m2

Tuy nhiên, hạn chế của BMI là không đo lường được các thành phần cơ thể là khối mỡ, khối cơ, khối xương và khối nước. Cân nặng được sử dụng trong BMI là khối lượng tổng của 4 thành phần trên.   

Trong khi, béo phì là tình trạng dư thừa khối mỡ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và để xác định béo phì thì việc sử dụng tỉ lệ mỡ trong cơ thể có tính chính xác cao hơn. Do vậy, BMI thường xác định sai lệch tình trạng béo phì trong 2 trường hợp phổ biến sau: 

  • Một người có BMI trong ngưỡng béo phì nhưng có tỉ lệ mỡ cơ thể bình thường, như các vận động viên thể hình có khối lượng cơ cao;  
  • Người có BMI trong ngưỡng bình thường nhưng lại có tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao.  

Do vậy, chỉ số BMI đơn thuần có lẽ là không đủ trong việc nhận định tình trạng béo phì mà cần kết hợp thêm với cân thành phần cơ thể, các xét nghiệm đánh giá nhân trắc và khẩu phần chuyên sâu chuẩn y khoa mới có thể nhận định đúng thể trạng của bạn. 

Với gói Khám dinh dưỡng Thừa Cân - Béo Phì tại CarePlus được thiết kế đầy đủ các hạng mục chuẩn chuyên khoa để đánh giá tình trạng cơ thể. Dựa trên kết quả của đánh giá nhân trắc, khẩu phần, lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn dinh dưỡng cá thể hóa cho bạn, bao gồm cả thực đơn và chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe theo chuẩn y khoa.  

Bài viết gần đây/mới

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Cần Hay Không Cần Điều Trị Khi Nhiễm Khuẩn HP
H.pylori có thể gây loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ngoài ra có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa ở dạ dày ruột dù thăm khám không phát hiện tổn thương gì, nó cũng có thể gây thiếu máu không rõ nguyên nhân và giảm tiểu cầu vô căn.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}