ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

ĐỪNG PHỚT LỜ HỘI CHỨNG SUY TIM

Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Căn bệnh này hầu như là đích cuối của các bệnh tim cấu trúc, hãy nâng cao hiểu biết để phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này

ĐỪNG PHỚT LỜ HỘI CHỨNG SUY TIM
💥 Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường.
 
Đây là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Suy tim thường thường là biến chứng của các tình trạng sức khỏe khác gây tổn thương tim và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
 

Các triệu chứng của hội chứng suy tim bao gồm:

🔹 Khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi, khi bị stress thể chất hoặc tinh thần.
🔹 Cơn khó thở kịch phát về đêm, kèm theo ho khan.
🔹 Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức.
🔹 Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
🔹 Phù hai bàn chân, cẳng chân, báng bụng.
🔹 Nhịp tim nhanh bất thường.
🔹 Khả năng hồi phục sau khi gắng sức rất chậm.
 

Nguyên nhân của hội chứng suy tim có thể là do:

🔸 Bệnh động mạch vành.
🔸 Nhồi máu cơ tim khiến một số vùng tim bị chết, tạo thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.
🔸 Bệnh cơ tim do lạm dụng nhiều rượu bia.
🔸 Tăng huyết áp mạn tính, tăng áp lực lên tim và quả tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài.
🔸 Bệnh tim bẩm sinh.
🔸 Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim.
🔸 Các bệnh lý mãn tính: bệnh tuyến giáp, suy thận, đái tháo đường.
🔸 Rối loạn nhịp tim kéo dài.
🔸 Sử dụng thuốc để điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.
🔸 Viêm cơ tim.
🔸 Các yếu tố khác như hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì, tác động của các chất độc hại
🔸 Lão hóa
 

Để chẩn đoán hội chứng suy tim, các bác sĩ thường thực hiện một số phương pháp như:

▪️ Dựa theo tiền sử gia đình, khám lâm sàng, trao đổi về các các triệu chứng suy tim đang mắc phải.
▪️ Các phương pháp cận lâm sàng như: Điện tâm đồ ECG, X-quang ngực, siêu âm tim qua thành bụng, ảnh cộng hưởng từ, chụp động mạch vành qua thông tim giúp chẩn đoán nguyên nhân, tiên lượng và theo dõi điều trị suy tim.

Trên thực tế SUY TIM nguy hiểm và để lại hậu quả khôn lường là thế, nhưng hiện nay đại đa số người dân đều thờ ơ cũng như thiếu kiến thức cần thiết. Vậy theo bạn SUY TIM hay UNG THƯ, cái nào nguy hiểm hơn?

Theo chia sẻ của ThS.BS. Phùng Ngọc Minh Tấn, thống kê sơ bộ ở Scotland nhằm so sánh tỉ lệ tử vong giữa SUY TIM và 4 loại ung thư thường gặp nhất ở Nam (Tuyến tiền liệt, Phổi, Bàng quang, Đại trực tràng) và Nữ (Vú, Đại trực tràng, Phổi, Buồng trứng). Kết quả là sau 5 năm theo dõi, tỉ lệ tử vong do SUY TIM rơi vào khoảng 50%, gần tương đương với các loại ung thư thường gặp đó (trừ ung thư phổi với dự hậu quá xấu: khoảng 50% tử vong sau 6 tháng chẩn đoán).
 
🫵 Như vậy, SUY TIM cũng "ác" không kém ung thư. SUY TIM hầu như là đích cuối của các bệnh tim cấu trúc, do vậy hãy tầm soát sớm và điều trị kịp thời để có đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bài viết gần đây/mới

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

Các sản phẩm liên quan

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nữ
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.500.000 ₫2.000.000

Khám Tổng Quát Gói Tiêu Chuẩn Cho Nam
Khám Tổng Quát định kỳ là cách thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân! Khám Tổng Quát định kỳ được khuyến khích mỗi năm một lần đối với người từ 16 tuổi trở lên đến dưới 50 tuổi có sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh mạn tính và 06 tháng một lần với người trên 50 tuổi. ₫2.100.000 ₫1.680.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}