ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần Hay Không Cần Điều Trị Khi Nhiễm Khuẩn HP

H.pylori có thể gây loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ngoài ra có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa ở dạ dày ruột dù thăm khám không phát hiện tổn thương gì, nó cũng có thể gây thiếu máu không rõ nguyên nhân và giảm tiểu cầu vô căn.

Cần Hay Không Cần Điều Trị Khi Nhiễm Khuẩn HP

Vi khuẩn H.pylori có thể gây hại gì cho cơ thể người?

H.pylori có thể gây loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ngoài ra có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa ở dạ dày ruột dù thăm khám không phát  hiện tổn thương gì, nó cũng có thể gây thiếu máu không rõ nguyên nhân và giảm tiểu cầu vô căn.

Vậy câu hỏi đặt ra là tất cả chúng ta có cần điều trị khi nhiễm H.pylori không?
 “CẦN” hay “ KHÔNG CẦN” điều trị khi nhiễm khuẩn HP?

Ở một những nước có đặc điểm sinh hoạt và yếu tố di truyền có nguy cơ gây ung thư dạ dày cao và có nguồn lực kinh tế dồi dào như: Hàn Quốc, Nhật Bản, hay một số bán đảo ở Đài Loan, họ thực hiện chiến dịch tìm và diệt H.pylori cho tất cả dân số.

Tuy vậy, đồng thuận chung mới nhất của các hiệp hội Tiêu Hóa trên thế giới và Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ chỉ xét nghiệm tìm H.pylori khi chúng ta có những vấn đề sau:

  • Triệu chứng của tiêu hóa trên như: đau xót thượng vị, đầy hơi khó tiêu, ợ hơi ợ chua, ăn mau no, chướng bụng…
  • Phải điều trị lâu dài các thuốc kháng viêm NSAIDs, các thuốc tim mạch có Aspirin, PPIs để điều trị trào ngược thực quản dạ dày lâu dài trên 2- 3 tháng.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân
  • Có loét dạ dày tá tràng hay quá khứ từng có loét dạ dày tá tràng
  • Tiền ung thư (chuyển sản, loạn sản…) hay ung thư dạ dày
  • Có u MALT dạ dày

Gia đình quan hệ huyết thống gần (cha, mẹ, anh chị em ruột) hay người chung sống có tiền ung thư hay ung thư dạ dày.
Bệnh nhân có nguyện vọng được điều trị H.pylori dù đã được tư vấn kỹ lưỡng là việc điều trị không cần thiết.

Chính vì vậy, chúng ta không nên quá lo lắng dẫn đến việc xét nghiệm, điều trị H.pylori tràn lan dẫn đến đề kháng kháng sinh và lo lắng không cần thiết.

Hy vọng bài viết của CarePlus cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm nhất.

Bài viết gần đây/mới

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ
Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở CÁC LỨA TUỔI CÓ GIỐNG NHAU?
Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá mức khối mỡ và chính tình trạng dư thừa khối mỡ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, gout, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, ung thư… Do vậy, mục tiêu cốt lõi của điều trị béo phì là làm giảm khối mỡ để kiểm soát các biến chứng.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

NHỮNG AI NÊN ĐI TẦM SOÁT TIM MẠCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẦM SOÁT TIM MẠCH⁉️
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

NHẬN ĐỊNH BÉO PHÌ Ở NGƯỜI LỚN – BMI LIỆU CÓ ĐỦ?
Hẳn bạn đã biết đến thuật ngữ BMI - Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) ngày nay được sử dụng phổ biến trong việc đo lường để đánh giá thể trạng của một người. Chỉ số BMI bao gồm các thông số về chiều cao, cân nặng, hình dáng để cho ra kết quả là bạn đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng hoặc cân đối.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}