ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Xem bóng đá và nguy cơ nhồi máu cơ tim

Cảm giác hồi hộp khi xem bóng đá, nhất là những trận bóng kịch tính của đội mình yêu thích, không chỉ là sự tận hưởng niềm thích thú đối với người xem, mà còn được ví như “chất kích thích” giúp cảm xúc vỡ oà khi đội yêu thích ghi bàn hay chiến thắng. Tuy nhiên, hãy cảnh giác! Bởi cảm xúc mạnh này có thể trở thành nguy cơ nhồi máu cơ tim không phải ai cũng biết!

Xem bóng đá và nguy cơ nhồi máu cơ tim

Năm 1998, đội tuyển Anh dừng bước tại tứ kết World Cup với thẻ đỏ của Beckham. Các fan bóng đá ở Anh sốc nặng. Đồng thời, số bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp tăng 25% so với thường ngày. Năm 2006, nghiên cứu tại Đức đăng trên NEJM cho thấy tỉ lệ biến cố tim mạch trong mùa World Cup ở Đức tăng 2.66 lần so với thời điểm năm 2003, 2005. Hàng loạt bài báo đăng về các trường hợp cấp cứu tim mạch khi Brazil thua thảm Đức 1-7 ngay tại sân nhà Belo Horizonte năm 2014.

Việc theo dõi một trận bóng đá của đội nhà có thể gây ra căng thẳng cho người xem. Nghiên cứu tại Canada cho thấy nhịp tim của khán giả xem hockey tăng đến 75%, trong khi đó xem bóng đá có thể tăng đến 110%, có thể xem như tương đương với lúc chạy bộ tập thể dục. Những tình huống trên sân như thẻ đỏ, penalty, bàn thắng phút cuối, v.v. có thể gây tăng huyết áp đột ngột do xúc động. Tim đập nhanh hơn, nhu cầu oxy của cơ thể cao hơn, đồng thời stress cảm xúc này có thể gây co mạch là các lý giải về các yếu tố góp phần vào các biến cố tim mạch xảy ra.

Tuy nhiên, điều đó có đồng nghĩa với việc bạn nên nhập viện rồi coi tivi cho chắc không? Dĩ nhiên là không đến nỗi vậy rồi. Nghiên cứu tại Đức nêu trên ghi nhận 47% các ca nhập viện là có tiền căn tim mạch trước đó. Coi đá banh có thể chỉ là giọt nước làm tràn ly khi người xem vốn dĩ đã có bệnh tim mạch từ trước, đặc biệt là nếu không được kiểm soát tốt. Nếu bệnh nền không ổn định, việc xem bóng đá cũng giống như khi vận động gắng sức, hoàn toàn có thể là yếu tố thúc đẩy các biến cố tim mạch xảy ra. Nhất là trong mùa Euro, World Cup, các fan thường thức khuya, mất ngủ, ăn uống không điều độ, lạm dụng rượu, bia, cà phê, không tập thể dục, quên uống thuốc... 

Tóm lại, các nghiên cứu đúng là có ghi nhận số liệu nhồi máu cơ tim tăng trong mùa giải bóng đá quan trọng. Stress cảm xúc có thể là một yếu tố ảnh hưởng, tuy vậy, không phải ai cũng đều nhập viện mà cần chú ý ở người có bệnh tim mạch từ trước hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ không kiểm soát tốt. Nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn thêm nhiều mùa Euro, World Cup nữa, ngay từ lúc này đừng bỏ qua các đợt kiểm tra sức khoẻ, duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn hơn bạn nhé. 

 

Bài viết liên quan

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}