ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Vì sao Phụ nữ trên 35 tuổi nên xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng với làn da và sức khỏe của phụ nữ. Ở một người phụ nữ khỏe mạnh, cơ thể sản sinh đủ lượng nội tiết cần thiết. Nhưng sau 35 tuổi, khả năng sản sinh estrogen giảm dần, gây mất cân bằng trong cơ thể.

Vì sao Phụ nữ trên 35 tuổi nên xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

23/11/2020 10:20:55 SA

Xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố là gì?

Xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố là việc thực hiện các xét nghiệm và siêu âm cần thiết nhằm đánh giá và theo dõi tình trạng sản sinh nội tiết tố và chức năng của các cơ quan sinh sản. Nhờ đó, phát hiện sớm những bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ.

Phụ nữ độ tuổi nào nên thực hiện xét nghiệm & kiểm tra nội tiết tố?

Nữ giới ở bất kỳ độ tuổi nào trong độ tuổi sinh sản đều được khuyến khích nên xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố định kỳ 1 -2 lần/ năm để có thể phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt là các trường hợp có một trong số những dấu hiệu dưới đây thì cần thực hiện ngay càng sớm càng tốt:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Kinh thưa không đều
  • Kinh nguyệt rất ít hoặc rất nhiều
  • Phụ nữ không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc bị mất kinh trên 3 tháng liên tục trở lên (vô kinh thứ phát)
  • Trường hợp nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ
  • Vã nhiều mồ hôi, tóc rụng nhiều
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Khó giảm cân
  • Da nổi mụn; Da nám, sạm dần, khô và nhanh có nếp nhăn
  • Rậm lông

Gói xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố bao gồm những gì?

Gói khám xét nghiệm và kiểm tra nội tiết tố của CarePlus bao gồm đầy đủ 8 hạng mục xét nghiệm các chỉ số hormone nội tiết (FSH, LH, TSH, Estradiol, Progesterone, Prolatin, total Testosterone, Testosterone free), 2 hạng mục chẩn đoán hình ảnh là siêu âm bụng và siêu âm đầu dò. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa Sản-Phụ khoa sẽ dựa trên kết quả thăm khám phát hiện sớm các bất thường trong sản sinh nội tiết tố (nếu có), tư vấn biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, bác sĩ luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc thầm kín và riêng tư liên quan đên sức khỏe sinh sản để các chị em luôn cảm thấy an tâm và thỏa mái.

Đăng ký Gói khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Free Hotline 1800 6116.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

Xét Nghiệm & Kiểm Tra Nội Tiết Tố Nữ
Nội tiết tố ảnh hưởng hầu hết mọi mặt về sức khỏe, sắc đẹp và tinh thần của phụ nữ. Chính vì vậy, những rối loạn nội tiết tố dù trong thời gian ngắn cũng nên được chú ý đúng mức. ₫2.750.000 ₫2.475.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}