ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRẺ BỊ TÁO BÓN KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trẻ bị táo bón có thể đi tiêu ít hơn bình thường hoặc đi tiêu khó khăn, phân lớn - cứng hoặc đi đại tiện đau đớn. Hầu hết trẻ bị táo bón thường được giải quyết bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc hành vi hoặc đôi khi bằng thuốc. Vậy trường hơp nào nên cho trẻ đi khám?

TRẺ BỊ TÁO BÓN KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?

Trẻ đi tiêu thế nào là bình thường? 

Trong tuần đầu tiên sau sanh, trẻ sơ sinh đi đại tiện trung bình khoảng 4 lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu nhiều hơn trẻ bú sữa công thức. 

Trong ba tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ có khoảng ba lần đi tiêu phân mềm mỗi ngày. Một số trẻ bú sữa mẹ đi tiêu sau mỗi lần bú, cũng có những trẻ khác bú mẹ chỉ đi tiêu một lần mỗi tuần.Tất cả đều là bình thường .Vì vậy,trẻ bú mẹ ít bị táo bón. 

Hầu hết trẻ bú sữa công thức đều đi đại tiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mặc dù điều này phụ thuộc vào loại sữa công thức nào được cho trẻ sử dụng. 

  • Khi được hai tuổi, thường trẻ luôn đi đại tiện từ một đến hai lần (rắn nhưng không cứng) mỗi ngày. 

  • Khi được bốn tuổi,trẻ có thể đi đại tiện một hoặc hai lần mỗi ngày. 

Dấu hiệu con bạn đang bị táo bón? 

Trẻ nhũ nhi bị táo bón thường có phân cứng hoặc giống như viên. Trẻ có thể khóc khi cố gắng đi đại tiện. Trẻ có thể đi tiêu ít thường xuyên hơn trước đây, chẳng hạn như đi tiêu một đến hai ngày một lần thay vì bình thường trước đây là ba đến bốn lần mỗi ngày.  

Với trẻ lớn nếu bé đi tiêu ít hơn bình thường hoặc kêu đau khi đi tiêu thì có thể bé đang bị táo bón.  

Ví dụ, một đứa trẻ bình thường có thói quen đi tiêu từ một đến hai lần mỗi ngày có thể bị táo bón nếu trẻ đột nhiên không đi đại tiện trong hai ngày. Tuy nhiên một đứa trẻ trước giờ vẫn có thói quen đi đại tiện hai ngày một lần thì không gọi là táo bón nếu mỗi lần  bé đi tiêu phân mềm và không khó khăn hoặc đau khi đi tiêu. 

Trẻ bị táo bón khi nào cần đi khám? 

Táo bón thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn, bố mẹ có thể giải quyết bằng cách chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài và trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp xử trí kịp thời. 

Nếu con bạn nhỏ hơn bốn tháng tuổi, hãy khám với bác sĩ và thăm ý kiến về điều trị táo bón. Đối với trẻ nhũ nhi hãy khám với bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu chẳng hạn như đau dữ dội hoặc chảy máu trực tràng cùng với táo bón. 

  • Trẻ sơ sinh (< 4 tháng tuổi) đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần kèm  nôn mửa hoặc khóc quá nhiều. 

  • Trẻ sơ sinh (<4 tháng tuổi) có tình trạng đi tiêu phân cứng (chứ không phải mềm hoặc nhão). 

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ không muốn ăn hoặc sụt cân do táo bón. 

  • Bé bị chướng bụng hoặc nôn ói. 

  • Bạn thấy máu trong phân hoặc tã của con bạn. 

  • Bé bị táo bón nhiều lần. 

  • Bé kêu đau khi đi tiêu. 

  • Bạn gặp kahó khăn khi tập cho bé đi vệ sinh hoặc bé không chịu ngồi trong bồn cầu hoặc có vẻ sợ đi đại tiện. 

  • Bạn có những thắc mắc về thói quen đại tiện của con bạn. 

Táo bón ở trẻ em là một trong những bệnh lý rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về cách xử trí và chăm sóc trẻ đúng cách giúp bố mẹ có hướng điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả, bảo vệ trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển thông minh. 

Nguồn : Uptodate 2024 Constipation in infants and children 

Bài viết liên quan

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ
Táo bón là bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Bé bị táo bón sẽ có các biểu hiệu như hơn 3 ngày mới đi tiêu 1 lần, phân to cứng hay phân dê, khó chịu và khóc khi đi tiêu, có khi tiêu có máu.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

7 câu hỏi về chích ngừa 99% ba mẹ băn khoăn
Trong những năm đầu đời, chích ngừa dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt nhất giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Việc tiêm ngừa tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng gây không ít bối rối cho phụ huynh trong việc theo dõi và đưa bé đi chích theo lịch hẹn. Hãy cùng tìm câu trả lời cho một số thắc mắc thường gặp về vấn đề chích ngừa nhé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

3 bí kíp rèn bé tự ngủ ngoan
Giai đoạn 3-4 tháng đầu đời là thời điểm lý tưởng nhất để giúp bé hình thành nếp tự ngủ ngoan - là khi bé có thể tự ngủ 6-8h ban đêm và tự ngủ lại mà không khóc hay cần ba mẹ hỗ trợ khi bị thức giấc trong đêm. Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản bạn nên bắt đầu làm trong 3-4 tháng đầu đời để giúp bé tự ngủ.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}