ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý

 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến. Tại Việt Nam chưa có số liệu cụ thể nhưng theo báo cáo Bộ Y tế năm 2022 có 30-45% bệnh nhân ở thành thị bị vấn đề về dạ dày và trào ngược dạ dày. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài. Vậy trào ngược dạ dày thực quản và những biến chứng của bệnh này là gì? 

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN 

Trào ngược là hiện tượng acid và các chất trong dạ dày đi ngược lên thực quản (một đường ống bình thường có chức năng đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày để tiêu hóa). Khi hiện tượng này gây ra các triệu chứng khó chịu hay tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease: GERD). 

GERD có những triệu chứng rất điển hình như: nóng ran ở ngực, ợ nóng, ợ trớ,... và không điển hình như đau thượng vị, đau ngực, nuốt khó, nghẹn cổ, khàn giọng, ho khan kéo dài, buồn nôn hay nôn… Điều này khiến GERD cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. 

Trên thực tế, trào ngược dạ dày thường lâu khỏi và có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày, lối sống không khoa học tác động khiến bệnh ngày càng trở nặng. 

BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý 

Hầu hết bệnh nhân GERD thường chỉ gặp các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,... và ít gặp các biến chứng nặng. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân khiến người bệnh thường có thái độ chủ quan, bỏ qua việc điều trị kịp thời và dứt điểm, dẫn đến bệnh tiến triển thành mãn tính, tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm hơn. 

🔹 Viêm loét thực quản: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Viêm thực quản lâu ngày có thể gây xơ hóa dẫn đến co rút, hẹp thực quản. 

🔹 Thực quản Barrett: là tình trạng phần tế bào vảy bình thường ở vị trí phần dưới thực quản bị biến đổi thành loại tế bào khác (tế bào ruột) do thời gian dài bị viêm loét thực quản. Sự chuyển đổi này này có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản trong tương lai. 

🔹 Bệnh lý phổi và họng thanh quản: Dịch acid từ dạ dày thường xuyên trào ngược lên sẽ gây viêm dây thanh quản, đau họng và khàn tiếng. Nếu bệnh nhân hít phải dịch acid này cũng có thể gây viêm phổi, hen phế quản. Ở một số ca hiếm gặp, acid vào phổi lâu ngày có nguy cơ gây tổn thương phổi mãn tính. 

🔹 Bệnh lý răng miệng: Trào ngược acid lâu ngày có thể gây tổn thương men răng, sâu răng. 

NỖI LO VỀ UNG THƯ THỰC QUẢN 

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2022, trên thế giới có khoảng 511.054 ca mới mắc và 445.391 ca tử vong do ung thư thực quản. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 12 trong những loại ung thư thường gặp với 3.686 ca mắc mới, 3.470 ca tử vong mỗi năm, độ tuổi thường gặp khoảng 50 - 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh lý ung thư thực quản là thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá thời gian dài và thường xuyên ăn uống thực phẩm quá nóng (trên 60 độ C). 
Khi bị GERD lâu ngày, người bệnh có thể bị thực quản Barrett và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc bệnh GERD đều đối diện với nguy cơ này. 

Những yếu tố thường gặp tăng nguy cơ mắc thực quản Barrett như: thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên (khoảng 55 tuổi), người da trắng, thói quen hút thuốc lá, béo phì và tiền căn gia đình có người thân mắc Barret thực quản hoặc ung thư thực quản. 

Thực quản Barrett có nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản, nhưng tỷ lệ này rất thấp, chỉ khoảng 0.5% mỗi năm. Do đó, chúng ta đừng nên quá lo lắng khi có kết luận bị Barrett thực quản. 

Khi có những triệu chứng, dấu hiệu bị trào ngược dạ dày và nghi ngờ bị thực quản Barrett, hãy chủ động đến CarePlus để được bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hóa thăm khám, theo dõi và điều trị phù hợp với từng trường hợp: 
🔸 Dùng thuốc cải thiện và giảm triệu chứng GERD, phối hợp cùng thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa các biến chứng. 
🔸 Những bệnh nhân bị thực quản Barrett nhưng chưa có những biến đổi tế bào nghi ngờ tiền ung thư thực quản chỉ cần thực hiện nội soi thực quản - dạ dày để kiểm tra mỗi 3-5 năm. 
🔸 Nếu bệnh nhân bị thực quản Barrett có những tổn thương tiền ung thư sẽ được điều trị tùy mức độ và có lịch theo dõi sát hơn từ 6 tháng - 1 năm tùy biểu hiện thực tế.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng bệnh
Bệnh ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Do đó, nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư dạ dày để phòng bệnh tốt nhất.

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Người Tập Luyện Thể Thảo - Yếu Tố Ít Được Nhận Ra
Trào ngược dạ dày thực quản (gọi tắt là GERD) ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại, theo thống kê mới nhất thì bệnh chiếm đến 20% số ca đến khám ở Mỹ hàng năm. Tại Việt Nam thì chưa có số liệu cụ thể nhưng theo báo cáo Bộ Y tế năm 2022 thì có 30-45% BN ở thành thị bị vấn đề về dạ dày và trào ngược dạ dày.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

Dạ Dày Của Chúng Ta Cũng Cần Được Bảo Vệ Khỏi Stress.
Căng thẳng và stress là do áp lực trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc hoặc gia đình và tới khi bệnh biểu hiện bằng những cơn đau, người bệnh đi khám mới biết mình bị mắc viêm loét dạ dày.

Bài viết được tư vấn bởi TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Gan - Tiêu hóa (Viêm gan siêu vi, Tiêu chảy,...)
Đau bụng, tiêu chảy, ợ chua ợ hơi, ăn không tiêu, táo bón, ăn uống không ngon miệng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,...là những vấn đề Gan - Tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng đến nhiều sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Gan - Tiêu hóa giúp kết nối người bệnh với các bác sĩ Nội Tổng quát, Gan - Tiêu hóa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus. Bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để người bệnh cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội vì Covid-19. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}