ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Tại sao người gầy vẫn tăng mỡ máu?

Rất nhiều bệnh nhân tỏ ra bất ngờ khi được bác sĩ thông báo mình có mỡ máu cao vì họ còn rất trẻ, cơ thể của họ lại trông rất ốm, không thấy mập mạp chút nào như hình ảnh mấy người mỡ máu cao trên truyền thông.

Tại sao người gầy vẫn tăng mỡ máu?

Thật ra, có khoảng 25% người có chỉ số BMI bình thường nhưng lại có các vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết. 

Sau đây là 5 điểm quan trọng để nhận diện các bệnh nhân này:

1. Chỉ số BMI không quan trọng bằng vị trí tích mỡ

- Mỡ quanh các nội tạng mới liên quan mật thiết với bệnh lý tim mạch. Vòng eo trên >94cm ở nam và >80cm ở nữ là cách đơn giản để phát hiện vấn đề này.

2. Khối lượng cơ/mỡ quan trọng hơn tổng khối lượng

- Những người này thường có cơ bắp khá "nhão", khám bắp tay ("con chuột"), bắp chân thường rất ít cơ. Vùng eo nhiều mỡ và cơ bụng lỏng lẻo. Đa phần là dân văn phòng hoặc nữ giới ít vận động. 

3. Chế độ ăn không lành mạnh 

- Gầy không đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh. Không ăn thịt mỡ nhưng lại ăn nhiều thịt bò, nội tạng, đồ hộp, ăn rau nhưng phải xào với dầu mỡ chứ ít ăn rau luộc. Hoặc những bạn giảm cân bằng chất bột đường như nhịn ăn sáng chỉ ăn khoai lang, nhưng uống trà sữa, nước ngọt. Do đặc điểm hấp thu dinh dưỡng riêng, những người này sẽ hấp thu mỡ, đường nhiều, tích mỡ xung quanh nội tạng đồng thời lại ít tạo cơ bắp.

4. Ít vận động và nhanh mệt khi vận động thể lực

- Là hậu quả của các điều trên. Do có ít cơ bắp và không vận động nên khả năng thể chất khá kém. Cơ thể không tiêu hao được mỡ tích trữ và tiếp tục tăng mỡ máu thêm.

5. Yếu tố gia đình 

- Những người có người thân trực hệ như ba mẹ anh chị em ruột có tăng mỡ máu, nhất là các trường hợp tăng mỡ máu xuất hiện từ thời rất trẻ. 

Nếu bạn có 1 trong các yếu tố này, tích cực thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khoẻ định kỳ là yếu tố giúp bạn tránh được kẻ gây hại "giấu mặt" này nhé!

Bài viết liên quan

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bệnh nhân Tim mạch và những điều cần biết trước khi tiêm ngừa vaccine Covid-19
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 mới cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên cũng như những đối tượng khác có bệnh nền mạn tính (trong đó có bệnh tim mạch). Thạc sĩ - Bác sĩ Phùng Ngọc Minh Tấn, khoa Tim mạch Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus, đã giải đáp một số thắc mắc cần thiết cho bệnh nhân tim mạch trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vắc-xin Covid-19?
Lời khuyên của Ths. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn cho các bệnh nhân Tim mạch trước khi tiêm ngừa vắc-xin Covid-19.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}