ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sai lầm thường gặp khi bổ sung Vitamin C cho cơ thể!!!

Cơ thể không tạo ra được vitamin C và cần được cung cấp hằng ngày. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hoá, tạo collagen, thải độc và giúp hấp thu sắt vào cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đang có những sai lầm khi bổ sung loại vitamin này.

Sai lầm thường gặp khi bổ sung Vitamin C cho cơ thể!!!

1. KHI BỊ CẢM UỐNG VITAMIN C SẼ MAU HẾT BỆNH?

Nhiều người chỉ bổ sung vitamin C khi bị cảm, sức đề kháng suy giảm. Nhưng thực tế, đã bệnh mới bổ sung Vitamin C thì không có hiệu quả và cũng không làm cho bệnh cảm đỡ nặng hơn.

Ngược lại, nên cung cấp vitamin C đầy đủ mỗi ngày, ngay cả khi không bệnh sẽ giúp làm giảm thời gian mắc bệnh cảm (Ở trẻ em thay vì bệnh cảm 10 ngày, nếu cung cấp vitamin C đều đặn sẽ giảm thời gian bệnh xuống còn 8 ngày).

2. UỐNG VITAMIN C CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT?

Lượng vitamin C khuyến cáo căn cứ vào độ tuổi. Bổ sung C hàm lượng quá cao sẽ không phát huy được tác dụng mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Bảng khuyến cáo nhu cầu vitamin C nên bổ sung hằng ngày và lượng vitamin C tối đa cho phép trong 1 ngày (Theo RDAs):

  • 0-6 tháng: 40mg. Chưa có chỉ định mức tối đa.
  • 7-12 tháng: 50mg. Chưa có chỉ định mức tối đa.
  • 1-3t: 15 mg. Tối đa 400mg/ngày.
  • 4-8t: 25 mg. Tối đa 650mg/ngày.
  • 9-13t: 45 mg. Tối đa 1200mg/ngày.
  • 14-18t: 75 mg (Nữ) & 65 mg (Nam). Tối đa 1800mg/ngày.
  • 19+: 90 mg (Nữ) & 75 mg (Nam). Tối đa 2000mg/ngày.

Uống nước cam bao nhiêu là đủ?

  • 100ml nước cam có khoảng 50mg vitamin C
  • 1 trái cam vừa có tầm 70mg vitamin C

Khuyến cáo số ml nước trái cây ép trong một ngày:

  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: uống không quá 120ml
  • Trẻ 4-6 tuổi: 120-180ml
  • Trẻ từ 7-18 : không quá 240ml

3. VITAMIN C CHỈ CÓ TRONG CÁC LOẠI TRÁI CÂY CÓ VỊ CHUA?

Nói đến vitamin C tự nhiên, ai cũng nghĩ tới cam đầu tiên hoặc chỉ có trong các loại trái cây có vị chua. Song thực tế vitamin C ngoài có nhiều trong cam và các loại trái cây có vị chua (chanh, kiwi, nho...), còn có nhiều trong rau như bông cải xanh, súp lơ, ớt chuông và đặc biệt có nhiều trong ổi.

Vitamin C nên được cung cấp bằng nhiều loại thực phẩm đa dạng.

Nguồn tham khảo:

1. American Academy of Pediatrics Recommends No Fruit Juice For Children Under 1 Year

2. Vitamin C – National Institutes of Health

---

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}