ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết

Mùa mưa năm nay tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến sớm, do đó dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và lan rộng. Thực tế 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện Nhi đồng tăng gấp 1,5 - 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy vẫn còn nhiều gia đình do tâm lý sợ dịch bệnh và nhầm lẫn giữa Covid-19 với sốt xuất huyết, nên hạn chế đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám mà tự điều trị, không phát hiện sớm nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn.

Phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết

10/05/2022 8:59:49 SA

Tuy yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau nhưng một số biểu hiện ban đầu của hai bệnh gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Mọi người cần hết sức lưu ý vì đây là thời gian cao điểm của sốt xuất huyết (SXH) và trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi dễ gây nên tình trạng “dịch chồng dịch”.

1. Phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết 

  Covid-19 Sốt xuất huyết
Giống nhau  Sốt xuất huyết và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn như: Sốt, đau đầu, mỏi người
Khác nhau     
Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh
  • Do virus Sars-Cov-2 gây ra
  • Lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp, tiếp xúc gần.
  • Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày tính từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Do virus Dengue gây nên.
  • Lây qua đường máu do muỗi truyền. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn).
  • Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày.
Triệu chứng
  • Ho, khó thở, ngạt mũi
  • Da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ
Biến chứng nặng
  • Viêm phổi và suy hô hấp
  • Xuất huyết/ sốc do máu bị cô đặc


2. Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần đến bệnh viện sàng lọc ngay 

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt, đau đầu, mỏi người. Tuy nhiên, nếu Sốt xuất hiện kèm 5 dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

1. Đột nhiên bồn chồn, kích thích vật vã/li bì

2. Nôn tăng

3. Đột nhiên đau bụng/tăng cảm giác đau

4. Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm

5. Cháy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam,...

3. Bị sốt xuất huyết nên ăn và kiêng gì? 

- Thực phẩm nên ĂN:

  • Bổ sung nhiều nước
  • Uống bù nước, nước ép trái cây (như cam, dừa, bưởi,...)
  • Cháo loãng, súp

- Thực phẩm nên KIÊNG:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn cay, nóng
  • Đồ uống ngọt, mật ong, các loại đường tự nhiên khác
  • Rượu, cà phê

- Những lưu ý khác:

  • Không tắm/ngâm người trong nước lâu, không tắm nước lạnh (nếu bị hạ tiểu cầu tránh kỳ cọ mạnh)
  • Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết vì thuốc sẽ  làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết 

Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi, hạn chế môi trường sinh sống của muỗi và phòng chống muỗi đốt. 

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại,...) để diệt lăng quăng/bọ gậy
  • Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp,...) hàng tuần
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá,...
  • Dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông

- Phòng chống muỗi đốt

  • Mặc quần áo dài tay
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kèm xua muỗi, vợt điện diệt muỗi,...
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi,...
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt tránh lây bệnh cho người khác
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}