ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Núm vú giả - Những gì cha mẹ nghĩ và thực tế là...

Hầu hết trẻ sơ sinh đã có một phản xạ mút và bú rất tốt. Ở một số trẻ, người ta nhận thấy rằng, chúng đã có thể mút ngón tay cái ngay trước khi chào đời. Chình vì thế mà cha mẹ luôn nhìn thấy trẻ sơ sinh luôn có phản xạ mút ở miệng và nghĩ rằng con đang thèm bú ngay cả khi bé đã bú no. Đó là lý do tại sao nhiều cha mẹ xếp núm vú giả là thứ cần có, giống như là những chiếc khăn sữa. Tuy nhiên, núm vú giả có thực sự cần thiết và phù hợp với con bạn không?

Núm vú giả - Những gì cha mẹ nghĩ và thực tế là...

Cha mẹ nghĩ về những lợi ích mà núm vú giả mang lại:

- Núm vú giả sẽ vỗ về bé, làm cho bé giảm quấy khóc. Vì em bé sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được ngậm thứ gì đó.

- Núm vú giả sẽ thỏa mãn các phản xạ bú mút của em bé. Trẻ sơ sinh có nhu cầu bú tự nhiên. Chính vì thế mà em bé vẫn ham muốn cảm giác bú mút ngay cả khi bụng đã no.

- Núm vú giả giúp em bé tự xoa dịu vì chúng giúp trẻ sơ sinh kiểm soát cảm xúc của mình, giúp trẻ thư giãn và khiến trẻ cảm thấy an tâm. Và chúng ta có một em bé vui vẻ nghĩa là cha mẹ sẽ hạnh phúc hơn.

- Núm vú giả sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn vì chúng sẽ làm cho trẻ cảm thấy buồn ngủ khi ngậm chúng.

- Núm vú giả có tác dụng phân tâm trẻ tạm thời. Trong khi em bé phải trải qua những thứ kích thích trẻ như là lấy máu, chích ngừa hoặc các thủ thuật, núm vú giả sẽ có thể hữu ích để trấn an bé.

- Núm vú giả sẽ giảm bớt sự khó chịu trong các chuyến bay. Trẻ không thể làm các động tác để giảm ù tai khi thay đổi áp suất không khí. Núm vú giả sẽ có thể hữu ích trong trường hợp này.

- Không thể giải thích được núm vú giả hoạt động như thế nào, nhưng nếu bạn cho trẻ ngậm núm vú giả khi trẻ đang ngủ, sẽ có thể giảm bớt nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Tất nhiên, núm vú giả cũng có những cạm bẫy. Và thực tế núm vú giả mang lại những điều không tốt cho con của bạn như thế nào?

- Việc sử dụng núm vú giả sớm có thể cản trở việc cho con bú. Ngậm vú mẹ khác với ngậm vú giả hoặc bình sữa, và một số trẻ sẽ nhạy cảm với sự khác biệt đó. Một số nghiên cứu cho thấy việc ngậm núm vú giả sẽ dẫn tới việc trẻ sẽ kết thúc bú mẹ trong vài tháng.

- Trẻ sẽ bị phụ thuộc vào núm vú giả. Nếu trẻ ngậm núm vú giả để ngủ, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn khóc lúc nửa đêm thường xuyên khi mà núm vú giả rơi ra khỏi miệng của bé. Và đôi khi, bất cứ lúc nào đi ra ngoài con cũng phải ngậm núm vú giả để cảm thấy an tâm và xoa dịu bản thân.

- Việc ngậm núm vú giả sẽ có thể làm nguy cơ nhiễm trùng tai của trẻ. Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi còn chưa hoàn thiện, nên núm vú giả sẽ làm cho nguy cơ nhiễm trùng tai của trẻ tăng gấp đôi so với trẻ không sử dụng núm vú giả.

- Các vấn đề về răng miệng. Việc sử dụng núm vú giả bình thường trong vài năm đầu đời không gây ra các vấn đề về răng miệng lâu dài. Nhưng sử dụng núm vú giả lâu dài sẽ khiến những chiếc răng của con bạn mọc lệch và mọc nghiêng, đặc biệt là trong giai đoạn bé bắt đầu mọc răng.

Nếu núm vú giả nằm trong kế hoạch của bạn, hãy ghi nhớ những lời khuyên sau để giữ an toàn cho con bạn:

- Chờ cho đến khi con bạn đã có thể bú mẹ hoàn thiện. Nếu con bạn đang bú sữa mẹ, Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đợi cho trẻ bú núm vú giả cho đến khi trẻ được 3 đến 4 tuần tuổi và bạn đã ổn định thói quen cho con bú hiệu quả.

- Không sử dụng núm vú giả là biện pháp đầu tiên để dỗ dành trẻ. Đôi khi cha mẹ nên thay đổi tư thế bế trẻ hay đung đưa nhẹ nhàng cũng có thể xoa dịu trẻ đang khóc. Và chỉ cho trẻ núm vú giả sau khi bé đã bú no để không ảnh hưởng đến cữ bú của bé.

- Hãy chọn cho bé núm vú giả đơn, sử dụng nhãn hiệu không chứa Bisphenol-A (BPA). Và nếu bé thích loại mà bạn đã chọn cho bé, thì bạn nên chuẩn bị thêm 1 hoặc 2 cái cùng loại.

- Sử dụng núm vú giả đúng kích thước, phù hợp với độ tuổi của bé để đảm bảo vừa với miệng bé.

- Thay núm vú giả thường xuyên, để ý đến các bộ phận lỏng lẻo hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

- Không cố định núm vú giả bằng dây đeo hay kẹp đeo núm vú giả. Vì nó có thể mắc vào cổ bé. Đó sẽ là nguy cơ siết cổ bé.

- Giữ núm vú giả luôn sạch sẽ. Trước 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé rất kém, nên bạn nên thường xuyên đun sôi núm vú giả và rửa bằng xà bông.

- Hãy để bé là người quyết định có sử dụng núm vú giả hay không. Không nên ép bé ngậm núm vú giả khi bé không thích chúng. Trong khi trẻ đã ngủ ngoan, nếu núm vú giả bị rơi ra khỏi miệng bé thì đừng cố gắng để cho lại vào miệng bé.

- Đừng phủ đường hay chất tạo ngọt lên núm vú giả. Vì việc đó sẽ rất gây hại cho răng của trẻ, và ảnh hưởng đến vị giác và thói quen của bé về sau.

Khi nào cần phải cai núm vú giả?

- Núm vú giả tuy nhỏ, nhưng nó lại đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của con bạn khi nó đã trở thành thói quen. Chính vì thể không nên sử dụng núm vú giả như một hình thức cai sữa mẹ của bé. Bạn có thể cai núm vú giả một cách nhẹ nhàng bằng cách nói với bé rằng “ nàng tiên núm vú giả đã mang nó đi rồi.”

- Nên bắt đầu cai núm vú giả đúng lúc. Khi bắt đầu cai núm vú giả, hãy làm từ từ bằng cách ngưng núm vú giả trong thời gian đi ngủ. Nhưng nên chú ý, bạn không nên cai sữa hay núm vú giả khi có những thay đổi khác cùng lúc trong cuộc sống.

- Hãy kiên định. Hãy nhớ rằng Cha Mẹ không phải là người duy nhất dành thời gian cho con trong quá trình cai sữa. Chính vì thế hãy đảm bảo rằng tất cả những người chăm sóc bé đều tuân thủ theo cùng một kế hoạch đề ra.

- Khi bé lớn dần lên, lợi ích cuả núm vú giả sẽ không còn nữa mà chỉ còn lại những rủi ro gây hại cho con bạn. Nên hãy khen ngợi cổ vũ con bỏ núm vú giả. Nếu con bạn khó từ bỏ chúng, hãy nói chuyện với bác sĩ và nha sĩ của con bạn để được giúp đỡ.

Tác giả: BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương - Chuyên khoa Nhi Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}