ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tim mạch

Chúng ta đều biết không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh lý tim mạch.

Những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ tim mạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tổng hợp từ các nghiên cứu gần đây, ô nhiễm không khí có mối liên quan đến khoảng 1/4 các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ khoảng 10-20%. Vào những ngày khói bụi ô nhiễm tăng cao ở một số thành phố lớn, đã ghi nhận tỉ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng hơn so với những ngày có không khí tốt hơn.

Khí thải và bụi từ xe cộ, nhà máy, nấu nướng từ bếp than, các đám cháy là những nguyên nhân làm phát tán các hạt bụi mịn có kích thước rất nhỏ, kèm theo các khí độc như SO2, NO2, CO sẽ theo không khí vào phổi, tiếp xúc với mạch máu ở phổi và tác động lên toàn hệ thống tim mạch. Các chất này gây ra phản ứng viêm, làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như thúc đẩy một số thay đổi  bất lợi trong cấu trúc của tim. Một vấn đề nguy hiểm là chúng ta hàng ngày vẫn phải tiếp xúc với bầu không khí đầy khói bụi, không thể nhìn thấy các phần tử gây hại chỉ nhỏ bằng 1/30 sợi tóc và hậu quả thường diễn ra âm thầm trong một thời gian dài.

Những vấn đề lớn như hạn chế khí thải, trồng rừng này nọ thường có tầm cỡ quốc gia, tuy nhiên với riêng mỗi cá nhân có thể làm giảm thiểu các tác hại của ô nhiễm không khí bằng những cách sau.

1️⃣ Không sử dụng thuốc lá cũng như vận động mọi người xung quanh không hút thuốc lá

- Khói thuốc lá với trên 5000 chất độc gây hại tích tụ lâu ngày trong không gian kín trong nhà là nguồn gây ô nhiễm không khí rất quan trọng.

2️⃣ Giảm thời gian ở ngoài đường trong giờ cao điểm

- Bụi mịn có xu hướng tăng cao vào giờ cao điểm do lượng xe cộ đông. Có thể sắp xếp đi làm sớm hơn hoặc chọn những con đường ít xe hơn. Điều này vừa giảm kẹt xe, vừa giảm khói bụi.

3️⃣ Có thể xem xét sử dụng khẩu trang loại N95 để lọc bớt bụi

- Tuy nhiên cần hết sức cân nhắc, đặc biệt ở người bệnh tim mạch. Lý do là loại N95 mà mang đúng cách sẽ có cảm giác hơi ngộp thở, nếu đeo mà hít thở thoải mái bình thường thì có thể bạn đeo chưa đúng cách.

4️⃣ Chủ động theo dõi các chỉ số khói bụi bằng các ứng dụng trên điện thoại (ví dụ AirVisual)

5️⃣ Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Có thể ưu tiên tập vào buổi sáng sớm để ít khói bụi nhất. Chọn nơi tập là công viên có nhiều cây cối tách biệt với đường giao thông, hoặc ít ra là nơi ít xe cộ. Ngày nào ô nhiễm nhiều có thể tập các môn thể thao trong nhà.

6️⃣ Ăn uống lành mạnh

- Hạn chế các thực phẩm xấu như dầu mỡ, chất béo, đồ hộp, thịt đỏ. Các loại rau củ và trái cây tự nhiên có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm tác hại lên mạch máu của các chất từ ô nhiễm không khí. Uống đủ nước.

Ngoài ra, việc trồng thêm cây xanh, làm sạch nhà cửa và môi trường sống cũng là những cách để cải thiện chất lượng không khí. Cuối tuần, bạn có thể cùng gia đình về miền quê hoặc ngoại thành (dĩ nhiên là sau khi dịch đã ổn) để tăng thêm thời gian tiếp xúc với không khí trong lành nhé.  Việc tập thể dục điều độ, ăn uống lành mạnh và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch càng có vai trò quan trọng để có một trái tim khỏe.

Bài viết liên quan

Bệnh động mạch vành là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam, gây tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

Bệnh hở van tim: triệu chứng sớm nhất và cách điều trị
Bệnh hở van tim rất thường gặp, có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim cũng như sức khỏe. Vì vậy, cho dù hở van tim nhẹ cũng cần tầm soát và điều trị sớm.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}