ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tim không phải ai cũng biết

Trong thời dịch bệnh này, dân văn phòng đến quá nửa thời gian là làm việc ở nhà (work from home). Đây vừa là cơ hội đề phòng dịch bệnh nhưng cũng vừa là nguy cơ cho “bệnh” lười vận động phát triển.

Ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tim không phải ai cũng biết

Tăng cường vận động thể lực mỗi ngày ít nhất 30 phút được các bác sĩ khuyến cáo như là một phương pháp dự phòng bệnh lý tim mạch rất hiệu quả. Tuy vậy, nếu tập thể dục mỗi ngày mà thời gian còn lại (trừ lúc ngủ) chúng ta ngồi một chỗ quá lâu lại làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường từ 30-50%. Ngoài ra, còn liên quan tới các bệnh lý khác như ung thư đại tràng, thoái hoá cột sống, suy van tĩnh mạch, bệnh lý xương khớp. Một vài nghiên cứu còn cho thấy tác hại của ngồi nhiều không thua gì hút thuốc lá.

Nhất là đối với dân văn phòng, có người hầu như không đứng dậy từ lúc vào làm cho tới lúc nghỉ ăn trưa. Vậy có cách nào để giảm thời gian ngồi trong lúc làm việc, kể cả khi bạn làm việc ở công ty hay ở nhà? Xin chia sẻ một vài mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục tình trạng ngồi lì không vận động rất phổ biến hiện nay:

🎯 Không ngồi liên tục quá 30 phút

Tốt nhất là theo công thức 25:5! Sau 25 phút ngồi thì có 5 phút đứng dậy đi lại, hoặc tập vươn vai, cử động tay chân nếu được. Các loại đồng hồ và điện thoại ngày nay có chức năng tự động nhắc người dùng. Thời gian này còn giúp mắt đỡ mỏi khi xài máy tính lâu.

🎯 Đứng dậy, đi lại để nghe điện thoại, check mail, trả lời mail thay vì ngồi một chỗ

🎯 Đứng dậy, đi lại mở cửa, chào khách hàng

Nếu một buổi sáng đông khách, bạn có thể làm các động tác này lập đi lập lại chục lần, hiệu quả không thua gì một bài tập squat ngắn.

🎯 Thiết kế bàn làm việc theo kiểu làm khó bản thân

Không phải bày bừa đồ đạc lộn xộn để kiếm việc làm cho mệt mà là đảm bảo gọn gàng nhưng đòi hỏi bạn phải vận động nhiều hơn. Kệ tài liệu cao hơn phải đứng lên lấy, thùng rác ở góc nhà thay vì gầm bàn, máy in máy photo ở xa thay vì sát bên là những ví dụ đơn giản.

🎯 Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp đảm bảo chuyển hoá các chất, giảm cảm giác thèm ăn. Đi lấy nước uống cũng là bài đi bộ ngắn. Ngoài ra, uống nhiều nước còn dẫn đến... đi vệ sinh, giúp tăng thêm vận động. Nếu không cản trở công việc của bạn, có thể đi xa hơn để lấy nước trong thời gian rảnh.

🎯 Nếu không khẩn cấp hoặc không có quy định đặc biệt, có thể di chuyển để trao đổi công việc trực tiếp thay vì nhắn tin gọi điện qua điện thoại. Nên sử dụng thang bộ để di chuyển thay vì thang máy.

🎯 Cuộc họp nếu không đòi hỏi quá nhiều về tính trang trọng, có thể đứng khi họp hoặc nghe thuyết trình. Người trình bày đứng hoặc đi lại khi phát biểu. Ngày nay, một số nơi làm việc còn khuyến khích vừa đi bộ trong khuôn viên vừa thảo luận, cũng là ý hay.

🎯 Nếu bạn mang đồ ăn trưa theo, nên đi bộ xuống chỗ ngồi ăn, chọn chỗ xa để đi bộ. Nếu gọi đồ ăn, nên đi cầu thang bộ xuống lấy hàng.

Cần lưu ý là đi lại vẫn tốt hơn là đứng lâu, nhất là người có bệnh lý suy van tĩnh mạch. Áp dụng hợp lý các loại vận động, cân bằng giữa yêu cầu công việc và sức khoẻ là cách giảm thời gian ngồi rất hiệu quả, cũng như giảm stress trong công việc - đây vốn cũng là một yếu tố nguy cơ tiềm năng cho bệnh lý tim mạch.

Bài viết liên quan

Hãy Sống Nhạt Vì 1 Trái Tim Khỏe Mạnh
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: “Ăn ít hơn 5g muối/ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp và bệnh mạch vành...” Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ của người Việt hiện đang ở mức 9g muối/ngày (x2 lần so với khuyến cáo của WHO). Đó cũng là lý do tại sao bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta.

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm gấp 3-4 lần hút thuốc lá trực tiếp
Hầu hết slogan tuyên truyền các tác hại của thuốc lá trên những bao thuốc lá sẽ chủ yếu nhắm đến người hút thuốc lá trực tiếp. Nhưng thực tế nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người không hút thuốc lá nhưng hít khói thuốc lá thường xuyên (hút thuốc lá thụ động) còn nguy hiểm hơn người hút thuốc lá trực tiếp gấp 3-4 lần.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}