ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

"Hôn nhau: có lây nhiễm vi khuẩn HP không?

Nụ hôn là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm chất chứa trong tim, thế nhưng có bao giờ bạn lăn tăn những “bí mật” tiềm ẩn đằng sau một nụ ấy không?

"Hôn nhau: có lây nhiễm vi khuẩn HP không?

30/05/2022 8:55:28 SA

Liệu một nụ hôn sâu, hay một nụ hôn nhẹ nhàng có làm chúng ta bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Thực tế, vi khuẩn HP có khả năng lây từ người này sang người khác qua rất nhiều con đường khác nhau. Không chỉ riêng người bệnh mà tất cả chúng ta đều có nguy cơ lây nhiễm HP khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành qua những con đường sau:
Lây từ miệng qua miệng: Vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường này, do tiếp xúc nước bọt hay do tiết dịch đường tiêu hóa của người bệnh sang người lành. Thường thì trong gia đình có người nhiễm HP thì những người khác có khả năng cũng bị nhiễm cao.

Lây từ dạ dày qua miệng: Do thói quen ăn uống đồ sống nên có thể bị nhiễm khuẩn HP, vi khuẩn đào thải ra phân, đây là nguồn lây lan ra ngoài.

Một số đường khác: HP cũng có thể bị lây nhiễm qua các dụng cụ, thiết bị khám chung tại các cơ sở y tế như dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày....Vì vậy, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau khi được sử dụng là cần thiết để tránh nhiễm vi khuẩn HP.
Theo các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP đã nêu trên, ta nhận thấy vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường miệng thông qua hoạt động tiếp xúc nước bọt như hôn, nhưng nguy cơ thấp.

Từ đó chúng ta có thể trả lời câu hỏi hôn có lây nhiễm vi khuẩn HP không: Khi hôn lượng nước bọt của cả 2 người sẽ được tiết ra và có thể trao đổi cho nhau qua đường miệng, do đó nếu một người bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể lây nhiễm cho đối phương.

Tuy nhiên khả năng truyền nhiễm vi khuẩn HP khi hôn là không cao. Để phòng tránh vi khuẩn HP và các loại virus, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng bạn nên vệ sinh miệng sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho đối phương.


 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}