ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đái Dầm Kéo Dài Ở Trẻ Em...Có Phải Là Bệnh Thận?

Tiểu dầm (đái dầm) là tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ khi ngủ say vào ban đêm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiểu dầm không được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể chưa hoàn thiện về chức năng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài khi trẻ đã trên 5 tuổi, thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tư vấn bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến thận - tiết niệu.

Đái Dầm Kéo Dài Ở Trẻ Em...Có Phải Là Bệnh Thận?

1. ĐÁI DẦM KÉO DÀI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

  • Trẻ chậm hoàn thiện về trưởng thành thần kinh bàng quang chi phối việc đi tiểu
  • Bàng quang nhỏ hơn bình thường, do đó chứa ít nước tiểu và dễ bị tiểu dầm
  • Rối loạn về hormone làm cô đặc nước tiểu
  • Ngủ quá sâu nên tiểu mà không biết (chưa đủ chứng cứ)
  • Gen: ba mẹ bị tiểu dầm, con cái khuynh hướng tăng nguy cơ bị tiểu dầm
  • Diễn tiến: đa số tự hết khi trẻ trên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 15% trẻ trên 5 tuổi bị tiểu dầm

2. ĐÁI DẦM CÓ GÂY HẠI GÌ KHÔNG?

  • Tiểu dầm đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Tuy nhiên, tình trạng tiểu dầm thường xuyên kéo dài làm sẽ làm ảnh hưởng tâm lý cho trẻ và người chăm sóc. Cả trẻ và ba mẹ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, trẻ phải mang tã dù đã lớn, nhiều trẻ cảm thấy tự ti, mắc cỡ, thậm chí xấu hổ về bản thân, chưa kể không dám tham gia các hoạt động cộng đồng xa nhà vì sợ đái dầm sẽ bị mọi người phát hiện. Còn về ba mẹ, nếu không hiểu vấn đề sẽ la mắng, quở phạt con, điều này làm cho trẻ thêm lo lắng và làm xấu thêm tình trạng tiểu dầm của trẻ.

3. KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM?

Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Tiểu dầm kéo dài > 5 tuổi
  • Tiểu dầm cả ngày lẫn đêm
  • Tiểu dầm không liên tục từ bé: lúc trước không bị tiểu dầm, tiểu dầm mới xuất hiện gần đây
  • Tiểu lắt nhắt , hoặc tiểu ít < 3 lần ngày, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu khó, tiểu đau..
  • Phù mắt, phù người, sụt cân hoặc khát nước
  • Tiểu dầm kèm tình trạng rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc kèm táo bón…

4. TẠI SAO PHẢI ĐI KHÁM KHI CÓ CÁC DẤU HIỆU TRÊN? 

  • Vì tiểu dầm có thể chỉ là triệu chứng biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn như bệnh thận, nội tiết, tai mũi họng (hội chứng ngưng thở lúc ngủ). 
  • Do đó, hãy cho trẻ đi khám nếu con bạn có tình trạng tiểu dầm và kèm theo các dấu hiệu cần lưu ý như trên !!!
 
📚  Nguồn tham khảo: 
  1. Norturnal enuresis in children- uptodate 2018
  2. Patient education: Bedwetting in children (Beyond the Basics)- https://www.uptodate.com/contents/bedwetting-in-children-beyond-the-basics
 
 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}