ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm. Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của viên uống thực phẩm chức năng Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.).

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm.

Omega-3 có nhiều trong loại cá, nhất là cá nhiều dầu như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm, khuyến cáo mỗi tuần nên ăn các loại cá này ít nhất 400gram. Các thực phẩm chức năng Omega-3 được nhiều người quan tâm vì thuận tiện dễ sử dụng, nhất là những người ngại nấu nướng hay ngại ăn cá.

Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của thực phẩm chức năng (TPCN) Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.). Ngoài ra, một số nghiên cứu ghi nhận sử dụng liều cao (>4g/ngày) có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do rung nhĩ và xuất huyết.

Vấn đề có lẽ là viên uống TPCN chỉ giúp bổ sung chất béo "tốt" nhưng không cung cấp protein, do vậy không thay đổi khẩu phần ăn từ thực phẩm ko có lợi như thịt bò sang cá. Thay đổi khẩu phần ăn sang chế độ lành mạnh là điều cốt yếu giảm nguy cơ tim mạch, điều mà không viên thuốc nào đơn độc có thể làm được!

Do đó, tại thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân hỏi về Omega-3, có lẽ nên khuyên họ ăn ít nhất 400g cá nhiều dầu mỗi tuần thì tốt hơn. Đối với người không ăn được/dị ứng cá, có thể xem xét cho dùng, nhưng phải điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp và cân nhắc nguy cơ đối với từng bệnh nhân. Đối với người ăn chay, có thể xem xét cho họ bổ sung TPCN Omega-3 từ tảo biển (đảm bảo vụ "chay").

Bài chia sẻ của ThS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn 
Chuyên khoa Tim mạch Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}