ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh Viêm âm đạo là gì? Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị đúng

90% chị em Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều ít nhất một lần mắc bệnh viêm âm đạo.

Bệnh Viêm âm đạo là gì? Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị đúng

1. Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở Phụ nữ, nhất là phụ nữ đã lập gia đình. Vì ống âm đạo khuất bên trong cơ thể và ẩm ướt nên dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Viêm âm đạo cũng như những viêm nhiễm khác, có thể để lại hậu quả lâu dài như hiếm muộn, viêm mãn tính, viêm cổ tử cung, thậm chí chuyển sang các bệnh lý ác tính.

2. Triệu chứng bệnh Viêm âm đạo

Các triệu chứng hay gặp của bệnh Viêm âm đạo đó là ra huyết trắng hôi, ngứa, hoặc giống như bột,...đó là thường gặp ở Viêm âm đạo do nấm.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy ở ngoài nhiều, hoặc quan hệ đau, hoặc thậm chí đau lên trên vùng chậu.

3. Điều trị bệnh Viêm âm đạo

Cách điều trị bệnh viêm âm đạo chủ yếu là đặt thuốc.

Một số trường hợp có thể cần làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm Pap smear. Nếu kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV bất thường hoặc thăm khám lâm sàng quan sát cổ tử cung có nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện soi cổ tử cung.

Một số trường hợp cần nạo kênh, sinh thiết cổ tử cung để loại trừ bệnh ác tính.

Khi mắc viêm âm đạo bạn nên đến với bác sĩ để thăm khám, chủ yếu là để bác sĩ nhìn tính chất huyết trắng để định hướng xem bị viêm âm đạo do nhiễm tác nhân nào, hoặc bác sĩ có thể chỉ định soi tươi để soi xem là nhiễm do vi khuẩn nào. Từ đó bác sĩ mới kê được viên thuốc đặt phù hợp.

Trường hợp nếu ngại đi khám và tự ra nhà thuốc đặt thuốc thì có thể dẫn tới kháng thuốc, kháng kháng sinh. Hoặc viên thuốc kháng sinh đó ngoài việc làm kháng thuốc thì nó còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi thường trú trong môi trường âm đạo, dẫn tới bệnh viêm âm đạo tái đi tái lại và rất khó chữa về sau. Thậm chí, viêm nhiễm không điều trị tốt có thể dẫn tới áp xe vùng chậu, viêm mãn vùng chậu, để lại dây dính, tắc nghẽn, ảnh hưởng chức năng sinh sản về sau.

4. Phòng tránh bệnh Viêm âm đạo

Để phòng tránh các bệnh phụ khoa nói chung và bệnh viêm âm đạo nói riêng, bác sĩ có một số lời khuyên cho chị em như sau:

- Lời khuyên là thứ nhất chị em phụ nữ nên giữ vệ sinh vùng kín.

- Thứ hai nên có chế độ ăn lành mạnh, chế độ vận động thể dục thể thao lành mạnh, cuộc sống bớt stress cũng giúp tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh khoa.

- Quan trọng nhất trong việc phát hiện sớm các bệnh phụ khoa đó là KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ.

  • Đối với chị em dưới 40 tuổi thì nên thăm khám định kỳ 1 năm/lần.
  • Đối với chị em từ 40 tuổi trở lên, càng bước về lứa tuổi mãn kinh thì nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Trường hợp nếu trong những lần thăm khám trước mà phát hiện thấy bất thường như có u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung,...mà chưa có quyết định phẫu thuật và cần theo dõi thì nên thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng tùy theo lời khuyên của chuyên gia mà chị em đang thăm khám.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký khám phụ khoa tại CarePlus, vui lòng đặt hẹn tại đây hoặc Tham khảo chi tiết các hạng mục trong gói khám phụ khoa toàn diện dành cho Nữ. 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}