ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ

Bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng mắc viêm phổi của con được nêu dưới đây hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán.

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trang viêm ở một hoặc 2 bên phổi do virus hoặc vi khuẩn.

Khi có hiện tương viêm sẽ làm phá hủy niêm mạc hô hấp, tăng tiết nhầy và làm phù nề các ống dẫn khí nhỏ và phế nang ở phổi, gây ra tình trạng tắc nghẽn giảm thông khí, dẫn đến làm giảm oxy máu trong nhưng trường hợp nặng

Dấu hiệu viêm phổi

Tùy thuộc vào tuổi và nguyên nhân gây viêm phổi, tuy nhiên, trẻ sẽ thường có một trong các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao

  • Ho nhiều

  • Thở nhanh, thở khó, thở co kéo, hoặc rút lõm lồng ngực: thường gặp ở trẻ nhỏ

  • Trẻ lớn: thở nhanh, có thể thấy đau ngực khi ho

  • Các triệu chứng ngoài hô hấp: mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, bức rứt, quấy khóc, bỏ bú...

Khi trẻ có các dấu hiệu trên, bạn cần cho trẻ đi khám ngay. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán

Điều trị viêm phổi thế nào?

Viêm phổi do vi khuẩn: cần điều trị kháng sinh, thời gian điều trị trung bình từ 7-10 ngày, các triệu chứng viêm phổi thường cải thiện sau 48 giờ dùng thuốc. Những trường hợp nặng hoặc kém đáp ứng kháng sinh uống cần nhập viện dùng kháng sinh tiêm hoặc hỗ trợ thở oxy. Sau khi điều trị kháng sinh đủ ngày, hết nhiễm khuẩn, nhiều trẻ sẽ vẫn còn ho ít và giảm dần 2 đến 3 tuần sau đó. Nên phụ huynh cũng không nên lo lắng nếu trẻ còn ho lai rai vài tuần sau viêm phổi

Viêm phổi do siêu vi: thường nhẹ hơn vi khuẩn, tuy nhiên, trên lâm sàng rất khó phân biệt rõ giữa siêu vi và vi khuẩn, nhất là có những  trường hợp bội nhiễm vi khuẩn kèm theo. Diễn tiến phục hồi viêm phổi do siêu vi thường chậm hơn và nhiều trường hợp triệu chứng kéo dài đến 4 tuần mới đỡ

Chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà

  • Cho trẻ nghỉ ngơi
  • Cung cấp đủ dịch ( nước, sữa, nước trái cây, súp..): Giúp loãng đàm
  • Tuân thủ điều trị kháng sinh: Đủ ngày để điều trị bệnh dứt điểm và giảm nguy cơ vi khuẩn đề kháng kháng sinh
  • Hạ sốt: Theo chỉ định bác sĩ, không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ đang thiếu nước
  • Hạn chế dùng thuốc ho - ngay cả thảo dược vì không có tác dụng, nhiều phụ huynh yêu cầu dùng thuốc giảm ho là không nên vì sẽ gây tích tụ đàm nhớt dẫn đến bệnh lâu phục hồi.
  • Tránh môi trường khói bụi, khói thuốc lá

Phòng ngừa viêm phổi cho trẻ thế nào?

  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng
  • Chích ngừa đầy đủ: vaccine cúm, phế cầu...
  • Hạn chế tiếp xúc nguồn lây ở những trẻ có vấn đề suy giảm sức đề kháng: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có bệnh nền
  • Dinh dưỡng và vận động thể chất phù hợp sẽ là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Đừng chần chừ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi của CarePlus nếu bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào để được phát hiện sớm bệnh viêm phổi và điều trị kịp thời. Ba mẹ có nhu cầu thăm khám cho bé tại CarePlus, vui lòng liên hệ free hotline 18006116 để được tư vấn trực tiếp.
 

Bài viết liên quan

Viêm phổi - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Ngày 12/ 11 hàng năm được lựa chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm đến 16% số trẻ em tử vong ở độ tuổi này.

Virus hô hấp hợp bào RSV - Virus điển hình nhất gây Sốt siêu vi & bệnh Viêm phổi ở trẻ em
Trong 1 tháng nay, tình hình bệnh hô hấp tăng đột biến ở trẻ em. Rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, ho, rồi chuyển qua viêm phổi hoặc khó thở, nhất là các bạn có cơ địa khò khè, suyễn..... Ngoài nguyên nhân do biến đổi thời tiết, mưa bão, giao mùa, thi một trong những tác nhân gây suy hô hấp đáng chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi đó là nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV virus).

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}