ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

7/10 trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cho đến lớn mà không được can thiệp

Hiếu động, bốc đồng quá mức, hay lăng xăng nghịch phá, khó kiểm soát hành vi, giảm tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực… Đó có thể là những biểu hiện của hội chứng RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD).

7/10 trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cho đến lớn mà không được can thiệp

22/07/2019 1:56:25 CH

Tác giả: BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang - Trưởng Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus.

ADHD đang là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em khiến gia đình, nhà trường lo lắng vì gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống và ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Tuy vậy, chỉ khoảng 3/10 trẻ được chẩn đoán ở độ tuổi 2-5, còn lại 7/10 trẻ mang theo rối loạn này đến lớn mà không đươc can thiệp.

Cho đến hiện tại người ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của rối loạn này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của gen và một số yếu tố góp phần như tổn thương não, sử dụng rượu và thuốc lá khi mang thai, sanh non, nhẹ cân.

Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ cần tìm hiểu kỹ tiền sử từ ba mẹ, thầy cô và trẻ, cũng như thăm khám, kiểm tra mắt và thính lực để loại trừ một số bệnh có thể đi kèm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

Nếu nghi ngờ con đang mắc hội chứng “Rối loạn tăng động giảm chú ý”, bố mẹ hãy tham khảo ngay bảng tầm soát được liệt kê trong từng hình dưới đây.

DẤU HIỆU TĂNG ĐỘNG

Sáu hoặc nhiều triệu chứng sau đây của chứng tăng động-bốc đồng đã xuất hiện ít nhất 6 tháng đến một mức độ gây rối và không phù hợp cho mức độ phát triển:

• Thường bồn chồn, văn vẹo tay chân khi được yêu cầu ngồi yên trên ghế .
• Thường đứng dậy khỏi chỗ ngồi khi được yêu cầu ngồi yên trên ghế.
• Thường chạy hoặc leo trèo quá mức tại những thời điểm, địa điểm không phù hợp
• Thường gặp khó khăn khi chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí tĩnh.
• Thường hành động như thể được điều khiển bởi một động cơ và đang chạy.
• Thường nói quá mức.
• Thường buột miệng trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.
• Thường gặp khó khăn trong việc chờ tới lượt mình.
• Thường làm gián đoạn hoặc xâm phạm người khác (ví dụ: chuyển sang các cuộc hội thoại hoặc trò chơi).

DẤU HIỆU GIẢM CHÚ Ý

>= 6 triệu chứng dưới đây biểu hiện ít nhất 6 tháng và không phù hơp với mức độ phát triển hiện tại của trẻ
• Thường không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong học tập, công việc hoặc các hoạt động khác.
• Thường gặp khó khăn trong việc giữ sự chú ý vào các nhiệm vụ hoặc hoạt động chơi.
• Thường không nghe khi nói trực tiếp.
• Thường không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành việc học, công việc hoặc nhiệm vụ tại nơi làm việc (mất tập trung, bị bỏ rơi).
• Thường gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động.
• Thường thì tránh, không thích, hoặc không muốn làm những việc tốn nhiều công sức về tinh thần trong một thời gian dài (như làm việc ở trường hoặc làm bài tập về nhà).
• Thường đánh mất vật dụng cá nhân cần thiết cho hoạt động thường ngày (ví dụ: đồ chơi, bài tập ở trường, bút chì, sách hoặc công cụ).
• Thường dễ bị phân tâm.
• Thường hay quên trong các hoạt động hàng ngày.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

- ADHD được điều trị tốt nhất khi phối hợp điều chỉnh hành vi và thuốc. Tuy nhiên, ở trẻ 4-5 tuổi, việc điều chỉnh hành vi được đặt lên hàng đầu. Do đó, kết quả điều trị lệ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của nhân viên y tế, bản thân trẻ, việc huấn luyện ba mẹ cách điều chỉnh hành vi cho trẻ và quá trình chỉnh sửa, theo dõi sát.

- Hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị cho trẻ (bao gồm dinh dưỡng khỏe mạnh, hoạt động thẻ lực 60 phút mỗi ngày, giới hạn thời gian ngồi trước màn hình ti vi, vi tính, ngủ đủ giấc).

------

Ngoài ra, để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY

 


-------------------------------------------------
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS

- Chi nhánh 1: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình (Cạnh E.Town)

- Chi nhánh 2: Lầu 2, Tòa nhà Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7 (gần Hồ Bán Nguyệt)

* Free Hotline: 1800 6116

* Website: https://careplusvn.com/vi/

* Danh sách công ty bảo hiểm liên kết thanh toán trực tiếp tại CarePlus: https://careplusvn.com/vi/danh-sach-cong-ty-bao-hiem

 

Bài viết liên quan

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay
Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}