ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác

Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!

5 nguyên tắc tự theo dõi huyết áp tại nhà cho bệnh nhân tim mạch đơn giản & chính xác
Bệnh nhân thường có thói quen trông chờ tới ngày khám bệnh, sau đó hồi hộp chờ cô điều dưỡng đo xem lần khám này huyết áp của mình có cao hay không.
Ở một số nơi, trị số đo được này lại là dữ kiện duy nhất về huyết áp để Bác sỹ cân nhắc trước khi thay đổi thuốc hay tăng giảm liều lượng.
Thật ra, việc bệnh nhân tự theo dõi huyết áp ở nhà đã được các hiệp hội Tim mạch của Hoa Kỳ và Châu Âu rất khuyến khích. Bởi lẽ nó phản ánh huyết áp "nền" của bệnh nhân trong một khoảng thời gian dài. Các số đo này cung cấp nhiều thông tin cho Bác sỹ xem xét đánh giá hiệu quả của toa thuốc đang điều trị, nhiều hơn là chỉ dựa vào một lần đo duy nhất lúc đến khám bệnh.
Thực tế việc tự theo dõi huyết áp tại nhà đã được chứng minh là đáng tin cậy, giúp cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, tăng khả năng kiểm soát huyết áp, giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Do vậy, thay vì hồi hộp chờ "bài kiểm tra định kỳ", mọi người hãy chủ động theo dõi huyết áp của mình nhé!
Để đơn giản và chính xác, hãy ghi nhớ nguyên tắc tự đo huyết áp theo dãy số 0️⃣ 1️⃣ 2️⃣ 3️⃣ 4️⃣ 5️⃣
0️⃣: Khi đo huyết áp KHÔNG được nói chuyện, KHÔNG xem TV, cần thư giãn tối đa, KHÔNG lo lắng, hồi hộp. KHÔNG quấn băng quấn của máy đo huyết áp lên tay áo (cần xắn tay áo hoặc tốt nhất là áo thun ngắn tay/ba lỗ)
1️⃣: Đo tại MỘT bên cánh tay cố định (thường đo ở tay không thuận), vào cùng MỘT khung giờ cố định trong ngày (ví dụ từ 6 đến 8 giờ sáng)
2️⃣: HAI ngày đo một lần là được rồi. Trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân theo dõi huyết áp cách ngày đã đủ để Bác sỹ có thông tin để theo dõi và điều trị tốt.
Việc quá quan tâm và chú ý đo huyết áp thường xuyên nhiều lần trong ngày, đôi khi lại đem đến một tâm lý lo lắng, và phản ánh bằng việc các trị số đo được rất dao động khác nhau, làm người bệnh bị "nhiễu loạn" và thêm lo lắng.
3️⃣: Không ăn, uống cà phê, trà, hút thuốc lá trong vòng BA mươi (30) phút trước đó
4️⃣: Trị số huyết áp tăng cao là từ mức một trăm BỐN mươi (140) mmHg trở lên. Nếu trị số trên mức này, Bác sỹ sẽ quyết định cho bạn uống thuốc.
5️⃣ Cần nghỉ ngơi ít nhất NĂM phút trước khi đo. Tránh vừa mới đi lên cầu thang, hay tập thể dục, hay vừa làm công việc thể lực gì đó, là ngồi vào đo huyết áp ngay, trị số sẽ không chính xác.
🗒️ Bạn nên có sổ theo dõi huyết áp và cho bác sĩ xem mỗi lúc tái khám.
🔭 Về kỹ thuật đo:
🎯 Bạn nên đo huyết áp ở tư thế ngồi trên ghế ở cạnh bàn.
🎯 Đặt cùi chỏ lên mặt bàn, xong thả lỏng cho cẳng tay nằm trên mặt bàn. Không gồng, không kê tay, không dùng tay kia để giữ cánh tay đo.
🎯 Quấn băng quấn theo đúng hướng dẫn, bấm máy đo một lần duy nhất. Ghi lại kết quả số đo vào sổ theo dõi.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Tim Mạch Nâng Cao
₫3.300.000 ₫2.970.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}