BOOK AN APPOINTMENT

Vai Trò Tầm Soát Bệnh Phụ Khoa Trước & Sau Mãn Kinh

Vai Trò Tầm Soát Bệnh Phụ Khoa Trước & Sau Mãn Kinh

1/17/2018 9:02:38 AM

Thời gian gần đây cho thấy bệnh lý ung thư và chuyển hoá đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển với sự đa dạng của thức ăn với hoá chất, dẫn đến gia tăng nguy cơ bệnh lý như hiện nay. Một cách kinh điển, bản thân lứa tuổi và giới tính khác nhau sẽ đưa đến những đặc thù riêng cho người bệnh. Ở phụ nữ, bệnh lý phụ khoa bao gồm hai thành phần ung thư và bệnh về đường sinh dục luôn là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu vì sự xuyên suốt của nó trong cuộc sống của người phụ nữ. Dù là đang dậy thì, trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh hay đã mãn kinh, bệnh phụ khoa luôn được tìm thấy và đe doạ giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hại đến sự sinh tồn nếu được phát hiện trễ. Vì vậy, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, mạng lưới y tế thế giới cũng như nền y tế quốc gia rất khuyến khích vấn đề tầm soát bệnh lý phụ khoa cho phụ nữ, góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ bệnh và tử vong, đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cũng như giảm bớt gánh nặng do chi phí chăm sóc y tế mang lại.

Yếu tố quan trọng đánh dấu sự khác biệt về sự phân bố tần suất bệnh phụ khoa chính là giai đoạn mãn kinh với vấn đề mang thai và cho con bú. Bản thân người phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi rõ rệt. Cơ quan sinh dục trở nên teo nhỏ, dễ bị viêm nhiễm do không còn nội tiết tố của cơ thể tiết ra. Quá trình mang thai và cho con bú cũng góp phần quan trọng trong sự khác nhau của bệnh lý phụ khoa giữa hai nhóm đối tượng có thai, cho con bú và chưa mang thai. Hầu hết các nghiên cứu về tần suất bệnh phụ khoa cho thấy phụ nữ không lập gia đình, chưa mang thai và không cho con bú sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vúung thư buồng trứng cao hơn nhóm đã có thai và cho con bú. Điều này được lý giải phần nào do sự phát triển của tuyến vú chưa được toàn vẹn khi chưa cho con vú, làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh. Về bệnh lý ung thư buồng trứng, người ta nhận thấy phụ nữ chưa có thai, đồng nghĩa với việc rụng trứng nhiều hơn đáng kể so với phụ nữ mang thai, sẽ đưa đến nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn nhiều lần. Ngược lại, đối với phụ nữ đã có gia đình và mang thai, khoa học ghi nhận tần suất bệnh lý viêm nhiễm âm đạo âm hộ xảy đến khá cao, đặc biệt nhiễm siêu vi u nhú HPV (Human papilloma virus) sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, nhất là nhiễm HPV type 16, 18.

Nhìn chung, dù đang ở thời điểm nào thì phụ nữ luôn có những nguy cơ bệnh lý phụ khoa đa dạng. Do vậy, việc tầm soát sớm các bệnh lý này sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong điều trị dứt điểm căn bệnh, ngay cả ung thư. Từ đó, việc điều trị trở nên nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ nói riêng và cả xã hội nói chung.

Recent posts

BABY HEAT RASH: TIPS FOR TREATMENT & PREVENTION
Most babies are born with sensitive skin, so it’s not unlikely for your baby to develop a rash at some point in time. Rashes are usually harmless, but some could be the result of a potentially dangerous underlying condition for your baby.

By DR. NGUYEN DUY KHANH

BE AWARE OF MALNUTRITION IN PATIENTS WITH COPD
20% of patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) suffer from weight loss, vitamin and protein deficiency, and even malnutrition. This is a noteworthy condition since it can lead to decreased immunity and cause the disease to get worse.

WHY DO YOU GAIN WEIGHT EASILY THAN OTHER PEOPLE?
Easily gaining weight is not only an appearance concern, but also a sign of potential health problems we need to pay attention to.

By Specialist Doctor. NGUYEN PHUONG ANH

3 CAUSES OF SHOULDER PAIN YOU SHOULDN’T IGNORE
Shoulder pain is not only caused by bad posture, as we think, but also due to daily activities. Immediately seek advice from a Musculoskeletal Medicine Doctor to avoid flare-ups of shoulder pain.

PROPER POSTURE FOR SITTING AT A DESK ALL DAY
Sitting in the wrong position for a long time can cause neck, shoulder, or back pain in office workers. To reduce and prevent those conditions, please refer to CarePlus experts' advice on 2 touch point working sitting posture.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}