ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Đau Họng

Đau Họng

17/01/2018 9:11:32 SA

Thời tiết giao mùa, tiếp xúc đối tác thường xuyên, đôi lúc bị trở ngại khi cảm giác đau họng xuất hiện. Thông tin tìm kiếm trên mạng thật nhiều nhưng bạn sẽ có lúc băn khoăn điều gì là cần thiết lúc này cho mình? Khi nào thì đi khám bệnh với bác sĩ?

Một số biện pháp làm giảm triệu chứng đau họng:

1. Gừng và mật ong: ngậm gừng với mật ong bằng cắt lát, giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt, cổ họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi. Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi. 

2. Ngậm hỗn hợp quất, mật ong: Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.

3. Mật ong hấp tỏi: Mật ong hấp tỏi là bài thuốc trị ho đơn giản và hiệu quả. Đập dập từ  4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng và trị ho.

4. Trà và mật ong: Đây là một trong những cách hữu hiệu để bạn trị ho và chứng đau họng. Bạn dùng 1 ly nước trà, cho một thìa mật ong vào sau đó vắt thêm vào đó một nửa quả chanh.

5. Lát chanh trộn muối: Bạn có thế thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Có thể áp dụng 5 lần cho mỗi ngày các bạn nhé.

6. Súc miệng bằng nước muối ấm: Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây ra nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng viêm họng. Từ lâu, dân gian ta đã sử dụng nước muối ấm để chữa bệnh viêm họng vì nước muối có tính sát khuẩn cao. Nước muối nên pha vừa miệng, sau khi súc sạch khoang miệng nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Mỗi ngày bạn có thể súc 3-5 lần.

Khi nào đến bác sĩ khám:

- Khi các triệu chứng đau họng không giảm, kéo dài nhiều ngày

- Xuất hiện đàm trắng đục hoặc vàng…

- Sốt

- Khàn tiếng

- Đau tức ngực, khó thở

Khi bị viêm họng thông thường chúng ta phải sử dụng kháng sinh. Tâm lý phần lớn chúng ta luôn muốn nhanh khỏi và hiệu quả. Do đó, thường chúng ta rất thích sử dụng thuốc ngắn ngày. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và lâu dài gây tình trạng lờn thuốc. Vì vậy, cách tốt nhất hãy bảo vệ cơ thể, tránh khỏi căn bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa:

1. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

2. Vệ sinh răng miệng: thay mới bàn chải mỗi tháng. Đồng thời làm sạch chúng bằng nước muối sau mỗi lần vệ sinh răng miệng để tránh vi khuẩn bám trên đó gây viêm họng khi chúng ta sử dụng.

3. Loại bỏ stress: Đừng ngạc nhiên khi biết rằng stress là một trong những thủ phạm hàng đầu làm suy giảm hệ miễn dịch. Stress có thể là một “sát nhân âm thầm” từ bên trong cơ thể. Vì vậy, một trong những cách để phòng viêm họng hiệu quả là tránh căng thẳng.

4. Ngủ đủ giấc: Do sự khó chịu và đau đớn vì nhiễm trùng, bạn có thể khó khăn trong việc dỗ dành giấc ngủ. Nhưng bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng, giúp cơ thể hồi phục và duy trì tốt hệ thống miễn dịch.

5. Giữ ấm kỹ lưỡng khi phải ra đường: Giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở vùng cổ để tránh bị nhiễm lạnh gây viêm họng. Cần mặc đủ dày, đeo khẩu trang và luôn quàng khăn ở nơi có không khí lạnh. Đặc biệt khi đi du lịch ở những nơi như Đà Lạt, Sa Pa… bạn cần chú ý không nên ra đường khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp.

6. Thường xuyên súc miệng: Đừng sao lãng điều này vì nó sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả chứng viêm họng khó chịu. Thói quen tốt này giúp tẩy trùng họng và miệng. Súc họng ít nhất 2 đến 3 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, trưa và tối (sau khi đánh răng) sẽ giúp giảm thiểu sự kích thích do viêm nhiễm gây ra. Nếu đang bị viêm họng, kiên trì với phương pháp này cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh trong vòng 1 tuần.

7. Chấm dứt việc hút thuốc (nếu có): Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng của bạn và tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

8. Không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… Nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh và “giải khát” bằng các loại hoa quả tươi giàu vitamin thay vì uống nước lạnh, nước có ga…

Hi vọng bài chia sẻ góp nhặt này giúp các bạn luôn mạnh khỏe, tràn đầy sức sống và năng lượng trong cuộc sống

Ghế barber

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}