ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sau khi thực hiện nội soi không đau bạn cần lưu ý những gì?

Với nhiều ưu điểm nổi bật từ phương pháp nội soi tiêu hóa không đau: Đặc biệt là giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu nên được nhiều người lựa chọn. Vậy sau khi thực hiện phương pháp nội soi này cần lưu ý những gì để kết quả có độ chính xác cao nhất. Hãy cùng CarePlus tham khảo những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Sau khi thực hiện nội soi không đau bạn cần lưu ý những gì?

a. Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng:

Sau khi nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng Bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Đôi khi có cảm giác đau họng, đầy bụng chút ít thường sau khoảng 30 phút hết hoàn toàn các cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp có tiền mê hoặc mê cần thêm khoảng 1h để tỉnh táo và phải có người nhà đi cùng.

b. Đối với Nội soi Đại tràng:

– Sau khi Nội soi Đại tràng người bệnh cần thực hiện những việc sau:

+ Nghỉ ngơi tại phòng chờ một thời gian ngắn trước khi ra về.

+ Ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau khi soi trực tràng như: Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn, bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ đây là triệu chứng bình thường và biến mất nhanh.

Trong trường hợp bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết để xử lý kịp thời.

c. Sau khi nội soi tiền mê: Bạn không nên lái xe, sử dụng các máy móc nguy hiểm, ký kết các hợp đồng quan trong

d. Trường hợp có cắt polyp đại tràng:

Bạn cần lưu ý theo dõi biến chứng chảy máu sau cắt polyp và nguy cơ thủng đại tràng (mặc dù tỉ lệ rất rất hiểm). Các triệu chứng gợi ý như sau: tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ, đau bụng nhiểu, sốt, căng chướng bụng, …… nếu có triệu chứng nghi ngờ, bạn cần báo sớm với nhân viên y tế phòng soi để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết gần đây/mới

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}