ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn

Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z . Viêm gan B là bệnh viêm gan phổ biến do virus HBV. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác. Nhiều mẹ bầu nhiễm viêm gan B thường lo lắng nguy cơ lây nhiễm sang con và không biết nên kiêng gì? Hãy cùng CarePlus chăm sóc mẹ bầu nhiễm viêm gan B đúng cách nhé.

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn

Quan trọng là việc chăm sóc sức khỏe tốt, làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy sẽ đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. 

Chế độ ăn uống: Bà bầu bị viêm gan B nên ăn gi? 

Thai phụ bị viêm gan B nên duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng. Ngoài ra nên tăng cường các thực phẩm tốt, giúp cho hệ miễn dịch khỏe như: 

  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C, sắt. 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bổ sung canxi và dinh dưỡng thiết yếu. 
  • Các loại hạt: Cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Giảm gánh nặng cho gan. 
  • Thực phẩm giàu protein không chứa chất béo: thịt ức gà, cá hồi, thịt nạc bò, các loại hạt và đậu, cá thu,… 
  • Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm hoặc màu cam, đỏ vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho gan.

Bà bầu bị viêm gan B nên kiêng ăn gì? 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho gan như: nước ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn chứa nhiều đường,… 

Sử dụng rượu bia, các thức uống có cồn và các chất kích thích cần được hạn chế hoàn toàn khi mang thai. Những chất này sẽ khiến virus viêm gan B phát triển mạnh mẽ hơn. Gây tổn thương đến gan nhiều hơn. Khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B cần tuyệt đối nhớ thông tin này. 

Những lưu ý cần tuyệt đối tránh 

Việc phát hiện bệnh sớm là rất tốt để phòng ngừa lây nhiễm, điều trị và chăm sóc vẫn giúp mẹ sinh trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. 

Không nên làm việc quá sức trong thời gian dài do viêm gan B thường xuyên khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. 

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị không có chỉ định, thành phần một số thuốc có thể ảnh hưởng đến thai. 

Thời gian mẹ bầu nhiễm bệnh trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ nhiễm bệnh. Nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất, càng ở giai đoạn sau nguy cơ lây nhiễm càng cao. 

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? 

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc sinh mổ là không nhất thiết. Bởi cách này không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ. 

Con đường lây nhiễm của virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể được qua bé khi sinh. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé. 

Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì? 

Nhiều mẹ bầu chỉ lo lắng đến nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi, song cần lưu ý đến cả biến chứng do viêm gan B gây ra như: sinh non, sẩy thai, trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, tổn thương gan ở trẻ,… 

Vậy mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì để hạn chế nguy cơ này? 

  • Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh 

Đây là biện pháp bắt buộc mà mẹ phải thực hiện với trẻ sơ sinh khi bản thân mắc viêm gan B, để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trẻ được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh từ 12 – 24 giờ, với 2 liều tiêm gồm: 

– Một liều tiêm 5 mcg vắc xin viêm gan B. 

– Một liều tiêm globulin miễn dịch viêm gan B 0,5 ml. 

Hai mũi tiêm sẽ được tiêm ở hai chi khác nhau, sau đó trẻ sẽ tiêm nhắc lại vào thời điểm 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và lớn lên nếu cơ thể chưa đủ miễn dịch. 

  • Điều trị viêm gan B khi mang thai 

Bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác mẹ bầu có bị viêm gan B không. Cũng như kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu cao hay thấp. Dựa trên kết quả chẩn đoán này, bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. 

  • Điều trị sau mang thai 

Trẻ sinh ra được tiêm vắc xin phòng bệnh, mẹ bầu vẫn có thể cho con bú và chăm sóc trẻ như bình thường. Tuy nhiên việc điều trị cần được duy trì để kiểm soát lượng virus viêm gan B xuống mức an toàn. Điều trị bằng thuốc vẫn được khuyến cáo. Ngoài ra cần thường xuyên tái khám để xét nghiệm, kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B trong máu.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B là gì? 

Biến chứng có thể xảy ra ở cả mẹ lẫn thai nhi khi bà bầu bị viêm gan B. Vì thế các mẹ cần điều trị tích cực để phòng ngừa biến chứng. 

  • Biến chứng với bà bầu 

Khi nhiễm virus viêm gan B, do sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ giảm đi, cơ thể nhạy cảm hơn nên nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Cần cẩn thận viêm gan B ở bà bầu tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc tiểu đường thai kỳ. 

  • Biến chứng với thai nhi 

Virus viêm gan B không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi mẹ sinh. Vì thế sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ không trực tiếp bị ảnh hưởng. Song hấp thu dinh dưỡng kém, ăn uống kém ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến trẻ. 

Ngoài ra, sự hiện diện của virus này làm tăng nguy cơ: sinh non, sẩy thai, trẻ nhẹ cân, dễ bị tổn thương gan trong giai đoạn thai nhi,… Nếu trẻ sinh ra mắc viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ phát triển thành mạn tính rất cao. Gây nên giảm sút sức khỏe cho trẻ.

Bài viết gần đây/mới

TIÊM VẮC XIN LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỆNH SỞI
Hiện nay, đối phó với bệnh Sởi chỉ mới tập trung vào hậu quả do bệnh sởi gây ra chứ chưa thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Mùa lễ hội đông đúc dịp cuối năm và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, cùng với thời tiết cuối năm ở miền Nam là những điều kiện lý tưởng để bệnh sởi lây lan. Một người mắc sởi có thể đã nhiễm từ 3 - 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, khiến việc lây bệnh cho gia đình và cộng đồng trở nên khó kiểm soát. Trong tình hình hiện nay, nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt, nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới là rất lớn.

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CHẢY MÁU CAM: NGUYÊN NHÂN, SƠ CỨU VÀ PHÒNG NGỪA
Chảy máu cam một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhất là trẻ mầm non có thể bị ít nhất một lần, thường không nguy hiểm nhưng thường làm các ba mẹ rất lo lắng. Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng - Chuyên khoa Nhi - Hệ thống phòng khám CarePlus tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như xử lý khi bị chảy máu cam đúng cách nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Tú Hằng

HIỂU THÊM VỀ NỔI MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
Nổi mày đay và phù mạch là những phản ứng của da thường gặp, gây ra sự khó chịu và đôi khi lo lắng cho người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về hai tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng ngừa.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}