Thường gặp do ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, chất béo, giàu năng lượng, tinh bột, đồ ngọt… làm cho dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy hơi, không tiêu hóa được.
Để phòng tránh, cần ăn chậm nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều khi ăn, hạn chế uống rượu bia, nước có gas, tăng cường ăn rau xanh, trái cây.
Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại có thể gây ra các biến chứng đối với dạ dày. Riêng với người viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài biểu hiện ợ chua thường kèm theo ợ hơi, đau bụng vùng thượng vị.
Để phòng tránh, những thực phẩm lên men như cải chua, dưa kiệu, nem chua, dưa muối... cần hạn chế ăn. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày, tình trạng bệnh dễ tiến triển nặng hơn khi ăn thực phẩm lên men.
Ngày Tết, hầu hết các món ăn truyền thống ngày tết rất giàu đạm & chất béo, ít chất xơ. Vì vậy, nếu như bạn không cân bằng khẩu phần ăn của mình với đầy đủ các nhóm chất một cách hợp lý, duy trì tập thể dục, tập thói quen đại tiện 1 lần/ngày, khuyến khích vào một giờ cụ thể.
Trong trường hợp khó đại tiện cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị (thường sử dụng thuốc nhuận tràng). Nếu để táo bón lâu ngày thì dễ gây sa ruột, trĩ, nứt kẽ hậu môn.
Đối với viêm dạ dày ruột cấp: đau bụng, kèm theo buồn nôn, tiêu chảy ở những bệnh nhân dị ứng ở một số thịt đặc sản (rắn, heo rừng...) hoặc thực phẩm chứa chất bảo quản, chế biến không kỹ và để lâu ngày.
Đối với viêm dạ dày cấp: đau bụng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn... Nguyên nhân chính là do lạm dụng quá nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia…) hay ăn thực phẩm có vị cay (tiêu, ớt…).
Đối với viêm tụy cấp: đau bụng vùng thượng vị lan ra sau lưng, có khi đau đột ngột dữ dội, kèm nôn ói sau bữa quá no, nhiều dầu mỡ và chất béo. Khi có dấu hiệu này cần đến CarePlus để điều trị kịp thời. Ngoài ra, viêm tụy cấp còn thấy ở bệnh có tiền sử viêm ruột, viêm tụy do tăng mỡ máu, viêm tụy do rượu.
Các thức ăn không được chế biến và bảo quản không đúng cách, hay thức ăn hâm đi hâm lại ăn nhiều lần, vi khuẩn rất dễ phát triển và gây tiêu chảy.
Khi tiêu chảy, nên uống nhiều nước hoặc uống oresol bù dịch (1 gói pha trong 1 lít nước uống trong vòng 24h - có thể sử dụng từ 2-3 gói/ngày). Tuyệt đối, không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh. Tốt nhất cần đến gặp bác sĩ, tùy mức độ bệnh mà có phương án điều trị thích hợp.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về gan, từ thói quen uống nhiều rượu bia trong thời gian dài, đặc biệt bệnh thường thấy dịp Tết khi uống rượu bia nhiều và liên tục.
Thời gian ngày Tết chúng ta chơi nhiều hơn, nên có thể quên ăn hoặc ăn không điều độ, đúng bữa, không đủ no, dẫn đến rối loạn điện giải, hạ đường huyết.
Ngộ độc thức ăn do thức ăn bảo quản không kỹ, hay để lâu ngày bị nhiễm vi khuẩn và các độc tố của vi khuẩn.
Thậm chí, thức ăn có chứa các hóa chất bảo quản độc hại sẽ gây bệnh “viêm dạ dày ruột cấp” với biểu hiện đau bụng vùng trên rốn kèm theo buồn nôn, nôn ói (viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn), hoặc đau quặn vùng bụng dưới rốn hay đau khắp bụng kèm theo tiêu phân lỏng nước, phân đàm nhầy, phân lẫn nhầy máu và có thể kèm theo sốt (viêm ruột cấp do ngộ độc thức ăn).
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê, vọp bẻ tay chân do bị mất nước và các chất điện giải (gọi nôm na là mất muối) trong cơ thể.
Để phòng tránh, bạn cần sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách; ăn uống đúng giờ và đủ các nhóm chất (đường, đạm, béo), tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ, ăn chậm nhai kỹ, tập thói quen đi đại tiện 1 lần/ngày và không quên duy trì tập thể dục hằng ngày để 'gan khỏe - tụy ổn - ruột vui - đẩy lùi bệnh tật, tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ mà bạn từng bị dị ứng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh, nhất là các bệnh tiêu hóa trong dịp tết, thì hãy lưu ý chế độ ăn uống sao cho lành mạnh.
Hãy chia sẻ cùng chúng tôi