ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!

Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!

TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ LÀ GÌ? 

Táo bón là bệnh lý khá thường gặp ở trẻ em. Bé bị táo bón sẽ có các biểu hiệu như hơn 3 ngày mới đi tiêu 1 lần, hoặc đi tiêu mỗi ngày nhưng phân to cứng hay phân dê, khó chịu và khóc khi đi tiêu, có khi tiêu có máu. Khi bị táo bón, bé vẫn sinh hoạt gần như bình thường nên ba mẹ có thể không chú ý nhiều đến vấn đề táo bón của con. Chính điều này dẫn đến việc con bị táo bón kéo dài mà không được nhận biết và điều trị đúng cách, gây ra những hậu quả khôn lường về sau. 

 
NHỮNG HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN KÉO DÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BÉ 

- Viêm nứt hậu môn, trĩ, sa trực tràng: vì bị bón lâu ngày, phân trở nên khô cứng, trẻ sẽ phải rặn rất nhiều mới đi tiêu được gây ra tình trạng viêm nứt hậu môn, sa niêm mạc hậu môn ra ngoài. Các mạch máu ở hậu môn phải chịu áp lực lớn khi đi tiêu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng dãn mạch tạo thành búi trĩ, có thể gây chảy máu ồ ạt hay chảy máu rỉ rả kéo dài, gây thiếu máu, đau đớn khi đi tiêu ở tuổi trưởng thành 

- Biếng ăn, chậm tăng trưởng: nhiều bé đến khám dinh dưỡng vì tình trạng biếng ăn, chậm tăng trưởng nhưng khi khám bác sĩ phát hiện ra thủ phạm lại chính là táo bón kéo dài nhưng không được ba mẹ quan tâm và điều trị đúng lúc. Trẻ táo bón kéo dài đường ruột không thông, bị đầy bụng dẫn đến trẻ không muốn ăn và suy dinh dưỡng mãn tính 

- Mất phản xạ đi cầu: táo bón kéo dài sẽ làm mất phản xạ đi tiêu, ứ phân trong ruột làm trẻ đau bụng tái đi tái lại, hơn nữa làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng về sau 

- Hành vi nín giữ phân: khi bé thường xuyên bị đau lúc đi tiêu, bé sẽ bắt đầu sợ đi tiêu và có hành vi nín lại không muốn đi tiêu. Chính điều này lại làm cho phân bị ứ lại lâu hơn, trở nên khô cứng hơn và ngày càng bón hơn. Điều này tạo ra vòng xoắn lẩn quẩn làm táo bón khó điều trị nếu không được can thiệp đúng lúc. 

- Gây đau bụng tái đi tái lại: vì trẻ có tình trạng bị ứ phân nên ruột sẽ tăng nhu động, co bóp nhiều hơn gây ra tình trạng đau bụng kéo dài. 

- Ảnh hưởng tâm lý, hay cáu gắt: bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính tình, tâm lý của bé, làm bé khó chịu, cáu gắt. 

- Tắc ruột: Phân ứ lại lâu ngày trong ruột sẽ bị khô cứng lại có thể gây tắc ruột 

- Viêm đại tràng nhiễm độc: tình trạng phân bị ứ lâu trong ruột sẽ sinh độc tố, gây viêm ruột, viêm đại tràng tái đi tái lại 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TÁO BÓN  

Thường trẻ táo bón do ko uống đủ nước và ăn ko đủ chất xơ, hoặc có sự thay đổi trong chế độ ăn uống sinh hoạt, thay đổi môi trường sống (trẻ mới đi học, đi du lịch). Hãy cho bé ăn đủ chất để hạn chế tình trạng này. 

Sau khi uống thuốc điều trị táo bón phụ huynh sẽ thấy trẻ đi ngoài dễ dàng hơn và  có khuynh hướng tự ý ngưng thuốc. Đây chính là nguyên nhân khiến việc điều trị táo bón dễ thất bại và trẻ sẽ bị táo bón tái đi tái lại. Vì vậy phụ huynh cần được tư vấn để hiểu rõ và tuân thủ điều trị, chỉ được ngưng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.  

Không nên tự ý sử dụng ống bơm hậu môn thường xuyên, sẽ càng làm bé sợ đi tiêu và lệ thuộc ống bơm. 

Nếu bé của bạn có các dấu hiệu nghi ngờ táo bón, hãy cho bé đi khám để được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời, giúp bé không bị các tác hại của táo bón kéo dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé 

Hãy chia sẻ với bác sĩ CarePlus để cùng tìm ra nguyên nhân, được tư vấn chi tiết, hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị hiệu quá nhất. 

Bài viết gần đây/mới

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}