Những người mắc COVID-19 có thể bị những ảnh hưởng trong và sau khi đã hồi phục. Trong đó, ảnh hưởng đến tim mạch sau nhiễm COVID-19 thường gặp nhất và được phản ánh nhiều nhất.
29/03/2022 1:41:08 CH
Một số triệu chứng phổ biến ở những người mắc "COVID kéo dài" chẳng hạn như đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực và khó thở, có thể là do các vấn đề về tim, hoặc chỉ từ việc bị mắc bệnh COVID-19. Làm thế nào để bạn biết nếu các triệu chứng của bạn có liên quan đến tim hay không, có nguy hiểm không và bạn nên làm gì?
COVID-19, căn bệnh do virus corona SARS-CoV-2 gây ra, có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng tim gây ra những hậu quả có thể trầm trọng như suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu hệ thống hoặc tĩnh mạch.
1. Nhịp tim nhanh
Sau khi mắc COVID-19, nếu bạn gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực một cách bất thường, cần đi khám bác sĩ. Sự gia tăng nhịp tim tạm thời có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả mất nước. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước, đặc biệt là nếu bạn bị sốt.
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm:
2. Hội chứng nhịp tim nhanh ở tư thế đứng sau COVID-19
Những người hồi phục sau nhiễm coronavirus đôi khi có các triệu chứng của một tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh khi bạn ở tư thế đứng).
Hội chứng này có thể gây ra nhịp tim nhanh khi bạn đứng dậy, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não (xây xẩm, chóng mặt..), mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng và các triệu chứng khác.
3. Nhồi máu cơ tim có khả năng xảy ra cao hơn ở những người sau nhiễm COVID-19 không?
Nhồi máu cơ tim có một số hình thái khác nhau. Trong đó, nhồi máu cơ tim loại 1, gây ra bởi cục máu đông hình thành gây tắc một trong các động mạch vành của tim, có xu hướng tăng hơn nhưng chưa rõ ràng trong và sau giai đoạn hồi phục so với người không nhiễm.
Tuy vậy, nhồi máu cơ tim loại 2 (là do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim nhưng không phải do tắc động mạch vành do cục máu đông trực tiếp) lại gặp phổ biến hơn với COVID-19. Loại nhồi máu cơ tim này có thể gây ra bởi sự gia tăng các căng thẳng trên tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, nồng độ oxy trong máu thấp hoặc thiếu máu, bởi vì cơ tim không nhận đủ oxy được cung cấp trong máu để thực hiện công việc bổ sung này.
4. Các vấn đề về tim ở trẻ em sau COVID-19
Trẻ em bị nhiễm coronavirus không có vấn đề nghiêm trọng thường xuyên như người lớn. Một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng của COVID-19 được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em, hoặc viết tắt là MIS-C (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children), có thể gây tổn thương tim nghiêm trọng, sốc tim hoặc tử vong.
Một số trẻ sống sót sau MIS-C có thể có di chứng nhịp tim bất thường và cơ tim đờ khiến tim không thể thư giãn bình thường và đập đúng cách. MIS-C có một số đặc điểm tương tự như bệnh Kawasaki.
Tổn thương tim do COVID-19 gây ra có vĩnh viễn không?
Một số biện pháp vật lý trị liệu, các bài tập thở có thể giúp ích những người sau nhiễm COVID-19 có thể phục hồi nhanh hơn và ít di chứng hơn.
Các chuyên gia khuyên bất cứ ai hồi phục sau COVID-19 cần ý thức được quá trình phục hồi là dần dần và cần có thời gian (hàng tháng, năm).