ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cách Chữa Rôm Sảy Ngày Hè Cho Bé Nhanh Khỏi

Rôm sảy ở trẻ em thường biến mất mà không cần điều trị, trong điều kiện thuận lợi, thì rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.

Cách Chữa Rôm Sảy Ngày Hè Cho Bé Nhanh Khỏi

06/04/2023 1:45:50 CH

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy — hay còn gọi là phát ban do nhiệt, phát ban mồ hôi hoặc mụn kê, là một loại phát ban da vô hại nhưng rất ngứa. Nó gây ra những đốm đỏ nhỏ ở những nơi mồ hôi tích tụ, chẳng hạn như nách, lưng, dưới ngực, ngực, bẹn, nếp gấp khuỷu tay và mặt sau đầu gối và thắt lưng.

Tình trạng rôm sảy thường xảy ra khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và phổ biến hơn trong những tháng mùa hè hoặc ở nơi có khí hậu nóng. Vì vậy rôm sảy là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.

Nếu rôm sảy không được vệ sinh và xử lý đúng cách sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn kém hơn, giấc ngủ không sâu. Trẻ quấy khóc, càng làm mất thêm năng lượng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng giảm thì khả năng trẻ mắc bệnh càng cao hơn như bị rối loạn tiêu hóa, bệnh tay – chân – miệng, sốt vi rút… và sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác.

Các triệu chứng của rôm sảy

Rôm sảy gây ra các triệu chứng như:

  • Da xuất hiện đốm đỏ nhỏ hoặc mụn nước. Ở trẻ sơ sinh, chúng thường ở nếp gấp da, trên mặt hoặc vùng quấn tã

  • Gây ngứa ngáy khó chịu và cảm giác châm chích

  • Tình trạng đỏ và sưng nhẹ vùng da bị ảnh hưởng

Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rôm sảy ở trẻ em thường biến mất mà không cần điều trị, trong điều kiện thuận lợi, thì rôm sảy sẽ tự lặn xuống trong khoảng 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể áp dụng các cách sau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do rôm sảy gây ra cho bé.

  • Lựa chọn quần áo cho trẻ làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.

  • Thường xuyên thay quần áo đẫm mồ hôi và tã ướt. Lau khô các nếp gấp trên da sau khi tắm và tránh sử dụng nệm nhựa.

  • Lựa chọn quần áo cho trẻ làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.

  • Cho trẻ uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

  • Tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày với nước khổ qua, chè xanh pha loãng hoặc các bộ sữa tắm dành riêng cho da nhạy cảm để hạn chế tình trạng rôm sảy ở da bé.

  • Không nặn những nốt rôm sảy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da; 

  • Không được massage cho trẻ, đặc biệt là sử dụng các loại tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm;

  • Không tự ý bôi, sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. 

Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài quá lâu từ 7 - 10 ngày trở lên và lan rộng toàn cơ thể hoặc có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh… bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, giảm thiểu khả năng để lại biến chứng.

Bài viết liên quan

Làm Gì Khi Trẻ Bị Rôm Sảy
Khi Sài Gòn bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, cũng là lúc ba mẹ bắt đầu những chuỗi ngày lo lắng khi thấy bé bi nổi rôm sảy đầy mình. Rôm sảy tuy là tình trạng phát ban lành tính thường gặp ở trẻ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhưng cũng không nên quá chủ quan. Nếu vẫn chưa biết chăm sóc trẻ khi bị rôm sảy đúng cách, ba mẹ đừng ngại dành ít phút để đọc những thông tin bổ ích được chia sẻ bởi Bs. Phạm Thị Thùy Trang – Trưởng Khoa Nhi PK CarePlus.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Từ Xa Cho Trẻ
Khám tư vấn các bệnh bệnh lý thường gặp ở trẻ em, theo dõi tăng trưởng, lịch chủng ngừa, tư vấn kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}