ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 biện pháp khắc phục tình trạng ''táo bón'' ở trẻ sau Tết

‘’Táo bón’’ là vấn đề tiêu hóa không ít trẻ nhỏ mắc phải sau dịp Tết. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn uống không khoa học: trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm khó tiêu như bánh mứt, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt,...trong khi lại lười uống nước và ăn hoa quả, rau xanh. Chưa kể, trong những ngày Tết, nếp sinh hoạt bị đảo lộn (thức khuya dậy muộn,...) cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các vấn đề tiêu hóa của trẻ.

5 biện pháp khắc phục tình trạng ''táo bón'' ở trẻ sau Tết

Trước tiên, ba mẹ cần nhận diện đúng tình trạng táo bón của trẻ. Trẻ xác định bị táo bón nếu có 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi bất thường về khối phân: phân cứng, nhỏ như phân dê hoặc phân quá to
  • Giảm tần suất đi cầu: Khoảng cách giữa hai lần đi tiêu dài hơn 3 ngày
  • Cảm giác khó chịu khi đi cầu: cố rặn, đau rát, đôi khi có lẫn máu trong phân
  • Các triệu chứng khác như đau bụng, lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn.

BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÁO BÓN CỦA TRẺ:

  1. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất:
    - Ăn nhiều rau, trái cây (5 phần rau củ, quả/ngày), các thức ăn nhiều chất xơ
    - Uống nhiều nước.
    - Bổ sung nước ép mận tây, lê, táo pha loãng (>4 tháng tuổi).
    - Hạn chế lượng sữa > 1 tuổi 560ml/ngày, >18 tháng: 500ml/ ngày, và các chế phẩm từ sữa.
  2. Thay đổi hành vi đi cầu của trẻ: khuyến khích trẻ đi cầu mỗi ngày 5-10 phút vào giờ cố định (sau bữa ăn 30 phút)
  3. Vận động thể chất: Tập thể dục hàng ngày giúp nhu động của ruột tốt, các chất được lưu chuyển trong ruột một cách dễ dàng hơn, giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón.
  4. Sử dụng thuốc làm mềm phân, xổ phân (khuyến cáo sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ)
  5. Khám tư vấn với bác sĩ Nhi khoa: Trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài và đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tìm hiểu cụ thể nguyên nhân táo bón nhằm có hướng điều trị phù hợp và kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá chế độ dinh dưỡng, phát triển tâm thần-vận động, lên kế hoạch điều trị thuốc và hướng dẫn ba mẹ theo dõi nhật kỳ đi cầu của trẻ.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}